Người khuyết tật 'chật vật' với chuyển đổi số

Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm hơn 7% dân số từ 2 tuổi trở lên, trong đó người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng chiếm khoảng 28%. So với người bình thường, người khuyết tật đã khó khăn hơn trong nhiều hoạt động đời sống và học tập, lao động, đặc biệt là khi phải thích nghi với các điều kiện và môi trường mới. Điển hình trong đó, có những khó khăn liên quan tới các giao dịch số.

Dù không muốn bị gạt ra khỏi tốc độ phát triển của xã hội số, nhưng hiện nay, rất nhiều người khuyết tật đang cảm thấy khá vô vọng bởi một số khó khăn họ gặp phải khi tham gia vào quá trình chuyển đổi số.

Bởi việc áp dụng công nghệ số ngày càng bảo mật và tiên tiến, các phần mềm dường như đã bỏ quên những người khuyết tật. Họ không thể di chuyển, đi lại, thậm chí là không thể nhìn thấy. Trong khi đó, nhiều app ngân hàng đã và đang áp dụng phương thức xác thực, mà chỉ có những người có thị lực tốt mới thực hiện được.

Theo chia sẻ của những người khiếm thị, từ khi giao dịch tài chính qua ngân hàng online chiếm lĩnh thị trường, thì cũng là lúc, họ không còn chủ động và độc lập, mà luôn phải nhờ tới người thân hỗ trợ.

Bên cạnh đó, dịch vụ công đang được triển khai rộng rãi và rất tiện ích, người dân không phải đi lại nhiều, mọi thủ tục đều qua mạng. Nhưng với người khiếm thị, để thực hiện đầy đủ các bước trên cổng dịch vụ công, họ luôn cần có người hỗ trợ.

Đối với việc đưa các sản phẩm lên web, trên thế giới đã có quy chuẩn để người khuyết tật nói chung có thể tiếp cận được theo cách riêng của họ. Nhưng đôi khi, những quy chuẩn này chưa được tuân thủ đầy đủ tại Việt Nam. Băn khoăn này không chỉ của riêng người khiếm thị.

Do đó, các chính sách và quy chuẩn thời đại số không nên bỏ qua bộ phận người yếu thế này trong xã hội. Họ vốn đã khó khăn trong hòa nhập cộng đồng, nay càng khó khăn hơn trong hòa nhập với cộng đồng thời công nghệ số.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một vụ việc gây xôn xao dư luận những ngày qua và hiện tại vẫn chưa có biểu hiện lắng xuống, đó là một cô gái bị thương nặng do một tấm kính lớn rơi vào người khi đang ở quán cà phê The Coffee House trên phố Thái Hà (Hà Nội). Dù đã trải qua hai lần phẫu thuật, nhưng hiện tại, cô gái vẫn có nguy cơ bị liệt. Trong vụ việc này, nhiều người đang thắc mắc, ai sẽ là người phải chịu trách nhiệm?

UBND Quận 1, TP.HCM vừa triển khai thí điểm 11 tuyến đường đủ điều kiện cho thuê vỉa hè và người dân đã bắt đầu đóng phí để sử dụng vỉa hè. Hiệu quả thấy rõ là vỉa hè, lòng đường được sắp xếp lại, người dân đi lại thuận lợi, Nhà nước thu được phần ngân sách đáng kể.

Trong chiều 13/5, Phó Chủ tịch MTTQ thành phố Nguyễn Thị Kim Dung tới thăm hỏi, chia buồn và hỗ trợ 3 gia đình có thân nhân không may bị thiệt mạng trong vụ sạt lở đất ở Ba Vì xảy ra vào tối 12/5.

Chiều 13/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức gặp mặt đại biểu chức sắc, nhà tu hành tiêu biểu Thủ đô nhân dịp Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024. Chủ trì buổi gặp mặt có Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Nguyễn Lan Hương.

Những trận mưa lớn đầu hè đã gây ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của người dân bởi tình trạng ngập úng và cây xanh gãy đổ, nguy cơ mất an toàn giao thông tăng cao. Để phòng ngừa những sự cố đáng tiếc, các lực lượng chức năng cần chủ động triển khai các biện pháp ứng phó, đảm bảo an toàn giao thông khi thời tiết xấu, người dân cần thận trọng, phòng ngừa nguy hiểm khi tham gia giao thông.

Theo báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh năm 2023 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), 6 tháng đầu năm 2023, Công ty EVN ghi nhận khoản lỗ lên đến hơn 32.000 tỉ đồng.