Người lưu giữ nét đẹp văn hoá qua hình 'con giống'
Làng nghề nặn tò he xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên vốn đang đứng trước nguy cơ mai một khi thứ đồ chơi con trẻ này đang dần bị lấn át bởi những trò chơi ngoại nhập, đồ điện tử…
Với tuổi đời còn rất trẻ, đau đáu với nghề truyền thống của quê hương, nghệ nhân ưu tú Đặng Văn Hậu cũng đã tìm tòi, nghiên cứu cải tạo chất liệu bột gạo để lưu giữ sản phẩm được lâu hơn không bị hỏng.
Đồng thời, thay vì nặn những con vật riêng lẻ hay những nhân vật truyện tranh thông dụng thì nghệ nhân Đặng Văn Hậu cũng đã nâng tầm sản phẩm của mình với bộ sản phẩm tò he gắn với mỗi câu chuyện dân gian, những tích chuyện nổi tiếng, lưu giữ giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của Việt Nam để thành những set quà tặng, những sản phẩm du lịch độc đáo của Hà Nội.
Từ đó, bằng cố gắng của bản thân, nghệ nhân ưu tú Đặng Văn Hậu cũng đã làm sống lại một làng nghề với hướng đi mới phù hợp với chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội và Cả nước.
Nghệ nhân Đặng Văn Hậu, thôn Xuân La, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên chia sẻ, hướng đi mới của tôi làm sao nghiên cứu đưa ra những mẫu mã, những tích truyện trong văn hoá dân gian của Việt Nam. Trong kho tàng văn hoá dân gian Việt Nam có rất nhiều tích truyện hay, khai thác được tích truyện đó thì câu chuyện về văn hoá và những sản phẩm sẽ phong phú hơn. Hơn nữa thông qua các cuộc thi giao lưu, học hỏi lẫn nhau tìm cách nào đó để phối hợp với nhau như đồ gỗ, Tò he và gốm sứ để đưa ra những sản phẩm thành set làm quà tặng, đây cũng là hướng đi khá mới có thể phát triển được.
Để được công nhận là làng nghề truyền thống thì vai trò của các nghệ nhân làng nghề đóng vai trò quan trọng. Họ là những hạt nhân, là tài sản quý giá của mỗi làng nghề khi lưu giữ những nét tinh hoa, bí quyết được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Đối với làng nghề Lụa Vạn Phúc thì dù trải qua gần 1000 năm lịch sử thì đời này sang đời khác cũng đang kế thừa và phát huy các giá trị nghệ thuật của làng nghề, cải tiến mẫu mã sản phẩm để thích ứng với thời cuộc, truyền nghề, sáng tạo ra các sản phẩm mới để phát huy giá trị của làng nghề với du khách tham quan trong nước và Quốc tế.
Ông Phạm Khắc Hà, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề lụa Vạn Phúc, quận Hà Đông cho hay, trong các làng nghề thì nghệ nhân là các tài sản của các làng nghề, cho đây là nguồn động viên, tạo điều kiện cho nghệ nhân phát huy được tính sáng tạo của mình bằng các động viên các nghệ nhân tham gia các cuộc thi sáng tác mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ, các nghệ nhân của các làng nghề đã có đóng góp cho nghề rất lâu năm của các nghệ nhân cao tuổi.
Thủ đô Hà Nội hiện là cái nôi của hơn 1350 làng nghề và làng có nghề, trong đó, có 274 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề, 48 làng được công nhận danh hiệu Làng nghề truyền thống.
Để bảo tồn và phát triển làng nghề của Thủ đô phải kể đến vai trò quan trọng và quyết định của các nghệ nhân thợ giỏi ngày đêm năm tháng từ tư duy đến khối óc và đôi bàn tay thiên định để chắt chiu thổi hồn vào từng tác phẩm để gửi gắm những thông điệp hồn cốt của làng nghề đến với bạn bè trong nước và quốc tế.
Hà Nội hiện có 303 nghệ nhân trong đó 47 nghệ nhân nữ và 256 nghệ nhân nam. Trong năm 2023, Hà Nội đang xét cho 46 hồ sơ đề nghị công nhận danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội và đã trình cấp Trung ương 38 hồ sơ đề nghị xét Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
Ông Tạ Văn Tường, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đánh giá, với số lượng trên 1350 làng nghề và làng có nghề của thành phố Hà Nội có rất nhiều giá trị khác mà mình chưa khai thác được, hy vọng rằng thông qua các lần thi tiếp theo được tổ chức hàng năm sẽ vừa phát triển nghệ nhân thợ giỏi vừa là lực lượng tham gia đông vừa thu hút được nhiều nghệ nhân thợ giỏi biết đến để thi tài.
Để góp phần vào việc gìn giữ, bảo tồn và phát triển nghề truyền thống, làng nghề, làng có nghề, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường cho các sản phẩm, Thành phố Hà Nội thường xuyên tổ chức các sự kiện, Hội chợ, tuần hàng, Hội thi, lễ hội, tham gia hội chợ trong nước và quốc tế để tôn vinh các sản phẩm làng nghề; tạo sân chơi và khuyến khích các nghệ nhân, thợ giỏi giao lưu học hỏi trao đổi kinh nghiệm để gìn giữ bảo tồn nét văn hóa đặc sắc của làng nghề, bên cạnh đó còn phát huy ý tưởng mới, tạo tác ra những tác phẩm mới phù hợp hội nhập với nhu cầu của thị trường đương đại trong nước và quốc tế.
Qua các hội thi hàng năm, các nghệ nhân thợ giỏi đã được thả hồn vào các tác phẩm để phát huy các trầm tích lịch sử văn hóa con người của địa phương cùng với sự tạo tác đột phá để tạo nên những tác phẩm vừa gìn giũ được bản sắc văn hóa của dân tộc vừa phù hợp với xu thế tiêu dùng, mỹ thuật đương đại của trong nước và Quốc tế.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn khai mạc các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ 11 năm 2024 vào ngày 2/11.
Tại Triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức, 200 tác phẩm của 87 tác giả đã được giới thiệu tới công chúng.
Trong tháng 11/2024, Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam tổ chức nhiều hoạt động đặc sắc với chủ đề “Về miền di sản tinh hoa và bản sắc”.
Ban nhạc Ngũ Cung được coi là nhóm nhạc tiên phong trong việc gìn giữ di sản bằng nghệ thuật âm nhạc khi chính thức ra mắt album mang tên "Di sản" vào hôm 1/11.
UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm 30 năm Ngày du lịch Bình Thuận (24/10/1995 - 24/10/2025), trong đó điểm nhấn đáng chú ý là lần đầu tiên lễ hội thanh long sẽ được tổ chức tại địa phương.
Tiếp nối thành công của lễ hội năm 2023, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024 sẽ diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 29/11 - 1/12 tại Hà Nội.
0