Người nghệ nhân giữ nghề làm lồng chim làng Vác

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ đã kế thừa những kỹ thuật đan tre của gia đình và đưa những chiếc lồng tre làng Vác đi đến nhiều nơi trên thế giới.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ hoàn thiện chiếc lồng chim bằng tre.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ (Canh Hoạch, Thanh Oai, Hà Nội) là thế hệ thứ ba trong gia đình có truyền thống làm lồng chim.

Bố của ông là cụ Ba Mi (Nguyễn Đức Nghi), người nổi tiếng trong giới làm lồng chim từ đầu thế kỷ XX và cũng là người đem nghề làm lồng chim về với làng Vác.

NSƯT Hồng Kỳ bên cạnh cặp lồng cổ của gia đình ông Nguyễn Văn Nghệ sản xuất đã gần 100 năm.

Theo ông Nghệ, để làm ra một chiếc lồng chim bằng tre đẹp, bền, sang, đòi hỏi những người thợ có tay nghề khéo léo, tỉ mỉ, thao tác qua hàng loạt công đoạn như ngâm tre, luộc tre, hun tre, quang dầu, vót nan, khoan lỗ, làm vanh (vành), làm cửa, cầu, trang trí trên vanh, ráp lồng…

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ chuốt vanh đáy của lồng chim.

Ông Nguyễn Văn Nghệ là người làm lồng chim làng Vác duy nhất được phong tặng nghệ nhân làng nghề và ông đã lập kỷ lục với chiếc lồng chim cao 2,7m, rộng 0,9m, giành giải Ba trong một cuộc thi làm lồng chim ở Hà Nội (năm 2011).

Đến thời điểm hiện tại, dù vấp phải sự cạnh tranh từ nhiều loại lồng chim các nước như Trung Quốc, Đài Loan,.. nhưng lồng chim làng Vác luôn có chỗ đứng trong lòng những người chơi sinh vật cảnh.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ lắp lồng chim sơn ca cùng với cháu của mình.

Ngoài việc làm lồng chim, nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ còn sử dụng kỹ thuật làm lồng chim để sản xuất đèn lồng tinh xảo và xuất đi nhiều nước như Pháp, Thái Lan, Malaysia…

Nghệ nhân Nguyễn Văn Nghệ kiểm tra chất lượng lồng đèn.

Đón xem “Đan chuốt lồng tre" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 03/08/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài Phát Thanh và Truyền hình Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống bốn đời làm gốm sứ, chị Vũ Như Quỳnh, Giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Vạn An Lộc (xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội) đã có 9 năm bươn chải với nghề. Thời gian 9 năm không dài đối với một nghệ nhân, vậy nhưng chị Vũ Như Quỳnh đã xây dựng được một vị thế vững chắc cho thương hiệu gốm sứ Vạn An Lộc trên thị trường.

Hà Nội với vẻ đẹp cổ kính và những phố phường rộn rã nhịp sống, từ lâu đã là nguồn cảm hứng cho nhiều nghệ sĩ. Trong không gian tĩnh lặng của những bức tranh, Thủ đô hiện lên dịu dàng và thơ mộng.

Trong môi trường học đường, các thầy, cô giáo Tổng phụ trách Đội không chỉ là một giáo viên mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc dìu dắt các thế hệ đàn em thân yêu, góp phần hình thành nhân cách và những giá trị tốt đẹp cho thế hệ măng non đất nước, giúp các em rèn luyện, phấn đấu để trở thành con ngoan, trò giỏi, đội viên tốt, cháu ngoan Bác Hồ.

Cùng với áo dài và nón lá, guốc mộc từ thời xa xưa đã tạo nên một vẻ đẹp rất Việt. Theo thời gian, guốc mốc dần bị lãng quên. Thế nhưng nhà thiết kế Hoàng Huệ đã đưa guốc mộc từ ký ức trở về cuộc sống ngày nay, với những họa tiết hiện đại, có tính ứng dụng cao.

Sự quyến rũ của Hồ Gươm trong từng khoảnh khắc đã trở thành cảm hứng cho biết bao nghệ sĩ. Trong số đó có nhà báo Hà Hồng, nguyên Trưởng ban Khoa Giáo của Báo Nhân dân, đồng thời là Chủ nhiệm Câu lạc bộ Nhiếp ảnh Báo Nhân dân, một người con Hà Tĩnh nhưng sinh ra và lớn lên tại Hà Nội.

"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.