Người nhà bệnh nhân co ro trong giá rét

Có bệnh phải vào viện những ngày rét mướt mới cảm nhận hết nỗi khổ khi nhiệt độ ngoài trời ở mức dưới 10 độ. Giữa cái lạnh cắt da cắt thịt, hàng chục nghìn người vẫn chạy ra vào các bệnh viện đi khám bệnh, hoặc chăm nom người thân. Nắng nóng ở Hà Nội đang khiến nhiều người đã mệt mỏi vì bệnh tật nay lại mệt mỏi hơn.

Dù trời rét mướt nhưng số bệnh nhân đến khám và điều trị tại cách bệnh viện dường như không giảm. Cứ một bệnh nhân đi kèm 1-2 người nhà, càng khiến bệnh viện thêm đông đúc. Dưới thời tiết lạnh sâu kèm theo mưa, những người nhà bệnh nhân từ khắp các tỉnh thành xuống bệnh viện Hữu nghị Việt Đức – bệnh viện ngoại khoa hạng đặc biệt đã phải vật vờ ngồi ngoài hành lang, nằm dưới gốc cây, ghế chờ để chờ đợi và ngóng tin tức của người thân. Ăn vội miếng bánh mỳ để chờ đến giờ thăm chị gái mình mới phẫu thuật xong, chị Nguyễn Thị Bích, 48 tuổi, Hưng Yên đã gắn bó với góc hành lang bệnh viện được ba đêm, vì điều kiện không cho phép và không có người thay luân phiên nên chị không thuê trọ bên ngoài mà ở luôn trong viện, khi nào cần chị ra ngoài tắm rửa, giặt giũ thuê rồi lại vội vào.

Người nhà bệnh nhân co ro trong đêm giá rét 8 độ C ở bệnh viện. Ảnh: phunuvietnam

Cùng cảnh trông người nhà nằm viện như chị Nguyễn Thị Bích là hàng trăm người ở Bệnh viện hữu nghị Việt Đức, vào giờ không được chăm bệnh họ phải ngồi ở ngoài khu vực điều trị, có khoa do quá chật chội người nên phải ngồi ngoài. Chị Nguyễn Thị Như quê ở tỉnh Hưng Yên cho biết, chị đưa con trai lên bệnh viện Việt Đức được hai ngày cũng đúng vào thời điểm Hà Nội lạnh kỷ lục của mùa đông năm nay khiến nỗi vất vả, lo lắng như càng nhân lên.

Tại  Bệnh viện Bạch Mai dù vào buổi sáng, buổi trưa, hay buổi chiều, dù rét mướt nhưng vẫn có rất nhiều người nhà chăm bệnh nhân ngồi ngoài trời chờ đợi. Chị Khiếu Thị Sang, 30 tuổi sống tại Sơn Tây, Hà Nội để lại con nhỏ một tuổi vừa cai sữa được hai ngày cho bà trông để kịp đưa chồng lên cấp cứu do sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bạch Mai. Bản thân chị cũng chấp nhận nằm chờ phía ghế đá bệnh viện mặc cho trời mưa rét để tiếp nhận thông tin cấp cứu của bác sĩ kịp thời.

Tối ngày 22/1/2024, tại bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, nhiều người nhà bệnh nhân co ro dưới thời tiết khắc nghiệt. Ảnh: Phapluat
Có người lấy tạm thùng giấy quấn quanh ghế để ngủ vơi bớt lạnh giá. Ảnh: Phapluat

Chia sẻ với người nhà của bệnh nhân cấp cứu từ các tỉnh chuyển lên, Bệnh viện Bạch Mai đã lắp 20 "cây sưởi" dùng gas công nghiệp đặt tại các vị trí trên vỉa hè dọc trục đường Khoa Cấp cứu A9 để giúp người nhà bệnh nhân yên tâm chăm sóc người bệnh. Các cây sưởi gas công nghiệp được thiết kế dạng ô xòe, cao gần 2m, sử dụng gas làm nhiên liệu phát nhiệt, hoạt động ổn định, an toàn, hiệu suất cao, thời gian ra nhiệt nhanh, lưu lượng nhiệt có thể đạt tới 12kw (gấp sáu lần máy sưởi thông thường). Tuy nhiên, với lượng người bệnh và người nhà người bệnh quá đông rất khó để các bệnh viện đáp ứng được nhu cầu của người dân. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe, người dân cần tự ý thức bảo vệ chính mình trước thời tiết khắc nghiệt./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.