Người nhạc sĩ hát giữa cờ hoa ngày Hà Nội giải phóng
Tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, trong buổi sáng ngày 10/10/1954, dàn đồng ca của Thành đoàn Thanh niên Cứu quốc Hà Nội khoảng 200 người do cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ phụ trách đã hát vang những ca khúc cách mạng khi quân ta diễu hành qua các đường phố Hà Nội. Đặc biệt là bài hát "Hà Nội giải phóng", "Hoan hô quân đội giải phóng Thủ đô" do chính cố nhạc sĩ sáng tác.
Cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ kể: "Sở dĩ có việc tôi dẫn đầu một đoàn thanh niên ra Bờ Hồ để đón chào đoàn quân vào giải phóng Thủ đô vì đã có một quá trình tôi được tín nhiệm. Khi tôi độ 16, 17 tuổi thì tôi được giao nhiệm vụ đi phát tán truyền đơn, bản tin, nói về các thắng lợi của Việt Minh trong thời kỳ phát xít Nhật đóng ở đây. Gần đến ngày giải phóng Thủ đô, các anh bảo là Quỳ ạ, cậu sáng tác được bài hát thì cậu sáng tác một số bài hát đi để dạy cho thanh niên nội thành. Vì các bài hát ở kháng chiến vào đây thì rất ít, mà tôi cũng không biết để mà dạy được.
Thế thì bài đầu tiên mà tôi nghĩ đến là bài Hà Nội giải phóng. Cái câu chủ đề và phần đầu của tôi là như thế này: Hà Nội ơi vui lên/Hà Nội ơi qua 8 năm sống nhọc nhằn, u buồn, ngày nay ta ra thoát vòng tăm tối/tung ánh tưng bừng vàng sao theo gió lên. Và đến đúng ngày 10/10, thì theo cấp số nhân, số thanh niên tập hợp lên tới hơn 200 người. Lúc bấy giờ, anh Lê Văn Thành, thay mặt cho Thường trực Thanh niên Cứu quốc nội thành, ghi giấy giới thiệu cho tôi, hồi đó tôi lấy tên Đỗ Quyên, để tôi đưa đoàn quân đó ra Bờ Hồ.
Hôm đó thì phải nói rằng ở cả khu vực xung quanh đấy, người ta thấy có đàn có hát, thì người ta chạy đến vây xung quanh chúng tôi và ngoài 200 người chúng tôi thì có đoàn 100 - 200 người nữa cũng đến. Không khí hôm ấy rất là vui. Cả góc phố Bờ Hồ chỗ ấy là chỗ vui nhất. Và ông Roman Karmen thấy đó là chỗ vui, cho nên ông ấy mới đưa vào phim Việt Nam trên đường thắng lợi. Mà đến lúc các anh bộ đội biết rằng đây là một bài hát chào mừng mình, khi anh em chúng tôi hát bài Hoan hô, các anh bộ đội hôm ấy ai cũng cười, giơ tay vẫy, có vẻ vui lắm, vì thấy được chào mừng một cách rất là nhiệt liệt như thế".
Cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ (1925 - 2022), sinh ở Hà Nội trong một gia đình có truyền thống âm nhạc. Bộc lộ năng khiếu âm nhạc từ nhỏ, ông theo học violon và piano, đã tốt nghiệp hòa âm hệ cao đẳng hàm thụ tại Paris năm 1954, sau đó giảng dạy về hòa âm tại Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội từ năm 1956 đến 1978.
Sau khi cố nhạc sĩ qua đời, ngày 7/4/2022, tại nhà riêng của gia đình ông ở số 13 Nguyễn Quang Bích, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, theo nguyện vọng của Bảo tàng Hà Nội, người thân của ông đã tặng cho bảo tàng một số bản nhạc viết tay do ông sáng tác, bộ trang phục ông mặc trong ngày giải phóng Thủ đô và hàng trăm tài liệu, hiện vật về đời sống sinh hoạt gia đình như giường, tủ, bàn, ghế… bộ tư liệu ảnh và hiện vật đám cưới của ông với bà Đỗ Thị Nam Kim (giáo viên dạy tiếng Pháp của Trường Cán bộ Y tế).
Trong cuộc đời sáng tác, ông đã hoàn thành chín bản sonata viết cho vĩ cầm và dương cầm, được trao giải Nhì (không có giải Nhất) của Hội Nhạc sĩ Việt Nam cho bản Sonata số 4 (năm 1995) và bản Sonata số 8 (năm 2005). Bài hát nổi tiếng Yêu người bao nhiêu ta càng yêu nghề bấy nhiêu được ông viết năm 1963. Đại sứ quán Thụy Sĩ tại Hà Nội trao tặng ông giải thưởng Văn hóa di sản Patrimoenia 2009 của Thụy Sĩ. Ông được trao giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2017.
Ông là hội viên mang quốc tịch Việt Nam đầu tiên của Hiệp hội bảo vệ quyền tác giả âm nhạc toàn thế giới (SACEM), với điều kiện dành cho Việt Nam được toàn quyền sử dụng mọi tác phẩm của ông không phải trả tiền cho SACEM.
Cố nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ được gọi là "Beethoven Việt Nam", nhưng trong một lần trả lời phỏng vấn, ông bảo "tôi rất tự hào khi có người gọi mình như vậy, nhưng để so sánh thì không thể (...) Cá nhân tôi không dám so với một người vĩ đại như vậy".
Hôm nay, 21/11, Thành ủy - HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ TP Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao.
Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã thông qua Quy định áp dụng biện pháp yêu cầu ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước trên địa bàn thành phố Hà Nội. Văn bản nhằm cụ thể hóa Điều 33 Luật Thủ đô năm 2024.
Sáng 21/11, Thành ủy, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô.
Trên địa bàn huyện Quốc Oai, nhiều tuyến giao thông trọng điểm đang gấp rút thi công nhằm đạt các tiến độ, về đích trước ngày 31/12/2024.
Sáng nay (21/11), Thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Nhân dân, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
0