Người nước ngoài ăn Tết Việt

Đối với người nước ngoài sống tại Việt Nam, Tết là một trải nghiệm văn hóa vô cùng quý giá. Trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền Việt Nam, thay vì trở về quê hương, nhiều người nước ngoài đã chọn ở lại và trải nghiệm bầu không khí Tết cổ truyền Việt Nam.

Ở Hà Nội có khá nhiều người nước ngoài sinh sống và làm việc. Và khi họ đã chọn Hà Nội là quê hương thứ hai của mình thì họ cũng đã chọn ăn Tết như một người Hà Nội.

Lấy vợ là một người Hà Nội, đã hàng chục năm qua, những cái Tết ở Hà Nội đã trở nên rất đỗi thân thuộc với anh Alex Ryan Zwicker (quốc tịch Mỹ). Giản dị nhưng vô cùng ấm cúng, đó là điều khiến anh trân trọng, bởi không phải ở đâu cũng có.

"Tôi rất thích khoảng thời gian này, đó là thời điểm lễ hội tưng bừng trong năm. Tôi thích cách mọi thứ đều bận rộn thời điểm trước Tết và cả sự yên bình trong những ngày lễ đầu năm. Vào khoảng tháng 12, khi tôi thấy các loại hoa và trái cây hiện diện ở khắp mọi nơi, trong từng gia đình, tôi biết rằng Tết đã đến gần. Điều đó khiến tôi nhớ nhiều về những ngày lễ ở Mỹ với các món truyền thống đặc trưng. Tết ở Việt Nam, tôi được ăn gà luộc, bánh chưng và nem… đó như là một phần của quê hương vậy" - anh Alex Ryan Zwicker chia sẻ.

Những cái Tết cùng gia đình ở Hà Nội đã trở nên rất đỗi thân thuộc với anh Alex Ryan Zwicker (quốc tịch Mỹ)

Anh Lai Guo Ming (người Đài Loan) cũng có tới hàng chục năm ăn Tết ở Việt Nam khi anh quyết định lấy vợ và làm rể Hà Nội. Anh đã ở Hà Nội hơn 15 năm và hầu như năm nào anh cùng gia đình cũng ăn Tết ở Hà Nội. Theo anh Ming chia sẻ, Tết ở Hà Nội và Tết ở quê hương anh tương đối giống nhau và không khí Tết ở đây thậm chí còn vui hơn khi mọi người đều rất háo hức mua sắm bánh kẹo, đồ lễ và thăm họ hàng.

Ăn Tết tại Việt Nam, năm nào anh Lai Guo Ming cũng là người thực hiện mọi nghi lễ quan trọng trong việc thờ cúng ở gia đình mình như một người Việt thực thụ.

Tết Nguyên đán là ngày Tết cổ truyền lớn nhất trong một năm của người Việt. Khi khoảng cách, sự khác biệt giữa con người, giữa các nền văn hóa ở các quốc gia khác nhau ngày càng được thu hẹp hơn, gần gũi hơn thì Tết cổ truyền của Việt Nam còn được lan tỏa tới những người nước ngoài đang sống và làm việc tại Việt Nam. Sự ấm cúng, sum vầy bên những người thân với những nét văn hóa đậm đà bản sắc Việt là điều khiến họ tự nguyện trở thành sứ giả lan tỏa nét đẹp trong cái Tết cổ truyền của Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Có tiếng là một trong những chợ đầu mối nông sản lớn ở Hà Nội, chợ đầu mối Minh Khai luôn tấp nập người mua bán từ sáng sớm. Chợ không chỉ thu hút dân buôn đến lấy hàng mà còn là địa chỉ mua thực phẩm giá rẻ của người dân Thủ đô.

Thay vì phải ra chợ để mua thực phẩm, người nội trợ có thể đặt hàng qua điện thoại, qua mạng Internet để mua rau, thịt cá. Hình thức kinh doanh mới này đang dần được nhiều người dân đón nhận bởi sự tiện lợi và chất lượng thực phẩm đảm bảo.

Thay vì dành kỳ nghỉ lễ kéo dài 5 ngày để đi tới nhiều nơi khác, không ít gia đình Hà Nội đã lựa chọn một kỳ nghỉ thú vị ở vùng ngoại thành.

Hoa loa kèn không mang màu sắc nổi bật nhưng màu trắng đặc trưng của nó đã tạo nên vẻ đẹp riêng cho loài hoa tháng tư của Hà Nội.

Bến xe Mỹ Đình trong dịp nghỉ lễ luôn tấp nập và bận rộn. Để phục vụ người dân di chuyển thuận lợi, nơi đây đã không ngừng được đầu tư đồng bộ, khang trang và hiện đại.

Patin đã và đang trở thành môn thể thao được yêu thích, nhất là giới trẻ. Tại các công viên, dễ dàng bắt gặp các bạn trẻ chơi patin. Để chơi môn này không quá khó, nhưng để trượt patin thành thạo thì đòi hỏi sự kiên trì luyện tập.