Người tạo hình rối nước duy nhất của làng Đào Thục

Làng Đào Thục (Thụy Lâm, Đông Anh, TP. Hà Nội) nổi tiếng là cái nôi múa rối nước truyền thống của Hà Nội. Thế nhưng hiện nay làng chỉ còn duy nhất nghệ nhân Nguyễn Văn Phi là người theo đuổi kỹ thuật tạo tác những con rối.

Sinh ra và lớn lên ở làng múa rối nước có lịch sử hơn 300 năm, đắm chìm trong không gian nghệ thuật này khiến ông Nguyễn Văn Phi có duyên với những con rối. Bước vào phường rối ban đầu như một người biểu diễn, nhưng khi nhận ra làng rối nước Đào Thục đang thiếu những người tiếp nối việc tạo hình rối nước, người thợ mộc - nông dân Nguyễn Văn Phi nung nấu việc học kỹ thuật làm con rối theo lối cổ của làng.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đang lên thiết kế để tạo hình con rối.

Vận dụng những kỹ năng của nghề thợ mộc, ông Nguyễn Văn Phi say sưa với việc tạo hình cho chú Tễu, Thạch Sanh, Tấm Cám, cô tiên... những nét tạo hình đơn giản mà sinh động. Những kỹ thuật tạo khớp nối, cử động, dây điều khiển đều được ông học từ việc quan sát những con rối cổ và sự chỉ dẫn của các nghệ nhân trong làng. Những con rối độc đáo, mộc mạc của phường rối nước Đào Thục hiện nay đều do một tay ông chế tác, góp phần tạo ra những tích trò riêng của phường rối nước Đào Thục.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đang lắp ghép máy hoạt động cho con rối.
Nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đang thử rối tại thủy đình.

Hơn 10 năm qua, nghệ nhân Nguyễn Văn Phi đã âm thầm đóng góp, gìn giữ kỹ thuật tạo hình rối nước và sự phát triển của “Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa rối nước Đào Thục” - Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận năm 2023.

Đón xem "Người tạo hình rối nước" trong loạt phim tài liệu Nghệ nhân Hà Nội phát sóng lúc 10h00 thứ Bảy, ngày 18/05/2024 trên Kênh H1 và các nền tảng số, Đài PT-TH Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ở Hà Nội có nhiều nghề truyền thống đã trở thành niềm tự hào của mảnh đất kinh kỳ Thăng Long. Trong đó có nghề đúc đồng Ngũ Xã. Trải qua thời gian cùng những biến cố của lịch sử,nghề đúc đồng nức tiếng của kinh thành Thăng Long dần mai một. Tuy nhiên đến nay, vẫn có những gia đình còn gìn giữ duy trì và phát triển nghề đúc đồng Ngũ Xã. Một trong số đó là gia đình nghệ nhân Nguyễn Văn Ứng.

Nhờ bao công sức, tâm huyết của những nghệ nhân ít ỏi còn lại, nghề đậu bạc đã dần được phục hồi, trở thành một nét độc đáo của đất Hà Nội nghìn năm văn hiến.

Tại Đề án tổng thể phát triển làng nghề của Hà Nội từ nay đến 2030 đã nêu rõ thực trạng và giải pháp tổng thể để khai thác, phát triển làng nghề của Hà Nội.

Hình thành và phát triển nghề mây tre đan từ 400 năm trước, đến nay làng Phú Vinh, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ vẫn nổi tiếng với nghề truyền thống này.

Một nhóm bạn trẻ tâm huyết với văn hóa truyền thống đã phối hợp cùng các nghệ nhân nỗ lực hồi sinh nghề in khắc gỗ thôn Thanh Liễu (Hải Dương) đã tồn tại gần 600 năm.

Tò he là nét văn hóa dân gian mang đậm hồn Việt. Tuy món đồ chơi này không còn thịnh hành, vẫn có những nghệ nhân miệt mài giữ thú chơi này.