Người thành phố không được như con kiến

Cuộc sống ngày nay ở thành phố, hàng xóm gần như không có nhu cầu trò chuyện, gắn kết cộng đồng. Nhà nào cũng ỉm ỉm cửa đóng then cài, mà quên mất cái tình làng nghĩa xóm 'tối lửa tắt đèn có nhau'.

Bạn thân mến! Không biết ở chỗ bạn ở như thế nào, chứ ở chỗ Hường, tình trạng hàng xóm ở cạnh nhau rất lâu rồi mà không biết tên nhau là chuyện không hiếm. Có nhiều buổi sáng, mở cửa ra, nhìn thấy hàng xóm dắt xe đi làm, mà mình không biết tên của họ là gì. Chiều đi làm về lại gặp, đã lại vội phóng xe vào nhà, rồi đóng cửa.

Có một chị ở chung cư gần nhà Hường, khi xuống mua rau kể chuyện, chị chuyển về chung cư này sống được ba bốn năm nay. Nhưng, chị không hề biết hàng xóm là ai. Kể cả khi gặp nhau ở ngoài hành lang, chị cũng chẳng biết ai là ai. Bởi vì hàng xóm gần như không có nhu cầu trò chuyện, gắn kết cộng đồng. Nhà nào cũng ỉm ỉm cửa đóng then cài. Dù ngày lễ Tết cũng không thấy mặt nhau. 

Lại có gia đình khác, ông bà chuyển từ quê ra sống ở chung cư cho gần các con. Các cụ hi vọng có hàng xóm láng giềng qua lại cho đỡ quạnh quẽ. Nhưng hàng xóm lạt như nước ốc, gặp ở cầu thang, hiếm lắm mới có người chào các cụ. Thế là các cụ cũng đành khép cửa ngồi nhà mà thương nhớ tình quê. 

Nghe tâm sự của những người hàng xóm, Hường lại nhớ đến câu chuyện của một người bạn, anh ấy kể thế này:

"Tình cờ tôi gặp bà cụ từ núi xuống. Cụ xuống mới mấy hôm. Cụ kể chuyện cái kỳ rét đậm rét hại năm trước, trâu bò chết như thế nào, người già con trẻ chịu khổ như thế nào... Cụ kể, nhà cụ mấy đợt rét đậm rét hại đó, cả nhà quây lại, đốt củi sưởi nhường chăn cho trâu. Cả nhà chịu đói một tí, chịu nhạt một tí nhường hạt muối hạt gạo ngày hai bữa nấu cháo cho trâu... Cụ nói, vào những đợt thời tiết khắc nghiệt như vậy, nhìn cảnh trâu bò chết rét chết đói cũng không đành. Rồi cụ thở dài: 

- Thương con nhớ cháu mà tôi xuống đây. Tôi già yếu, không quen đường quen xá, xuống xe luống cuống đụng vào một cô không bằng tuổi con tôi, thế là cô ta mắng tôi. Cô ấy gọi tôi là cái đồ bà già nhà quê! Tôi không thêm một lời không bớt nửa lời. Đồ bà già nhà quê là thế nào hả con... 

Cụ hỏi tôi mà như không phải hỏi tôi. Tôi cũng không biết trả lời thế nào. Cụ lại tiếp: 

- Ngày trước bom đạn, người thành phố ngược rừng ngược núi tìm nơi yên ổn tránh mũi tên hòn đạn, được người nhà quê cưu mang nhường nhịn chẳng khác anh em ruột thịt. Nhường nhau ổ rơm, chia nhau củ khoai củ sắn. Thời chính phủ mình khó khăn người thành phố về quê mang ra nào gà quê, gạo quê, mớ rau quê. Cả lít rượu, bánh thuốc lào, ấm chè mạn... cũng từ quê. Của quê thì ngon thì lành, mà sao người nhà quê lại bị khinh rẻ hả con? 

Hôm sau tôi gặp cụ trước khu tập thể. Nhận ra tôi, cụ như gặp người quen lâu ngày. Cụ nói: 

- Mai tôi ngược rồi. Bà già nhà quê không quen với người thành phố, con ạ. Người nhà quê thấy nhau là chào mời vồn vã. Người thành phố chung một lối đi mà như người xa lạ, đi ra đi vào chạm mặt nhau mà không chào hỏi nhau một câu. Con nghĩ mà coi. Con kiến gặp nhau còn chạm râu chào nhau, rồi nhường đường cho nhau. Con người thành phố không được như con kiến con ạ!"

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chiều mưa, hương ngọc lan bên hiên nhà cứ lặng thầm quyến rũ. Bản nhạc Trịnh văng vẳng đâu đây cùng tiếng mưa "nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa...".

Hoa lưu ly (forget me not) - một loài hoa tím nhỏ thủy chung, suốt đời ôm thương nhớ về mối tình vô vọng. Loài hoa tím ấy như tượng trưng cho một cuộc tình tàn phai rồi hồi sinh, hồi sinh rồi lại phai tàn từ kiếp này qua kiếp khác mặc cho trong đời ai nhớ ai quên.

Dường như hầu hết ở các làng quê Việt bây giờ, cùng với những thiết chế văn hóa được xây dựng khang trang, phục vụ đời sống văn hóa tinh thần của người dân, thì cổng làng gắn với tên làng đã tạo nên nét riêng dáng dấp của một làng lưu dấu trong tâm khảm mỗi người. Những tên gọi của làng thường hàm chứa nhiều tầng ý nghĩa nhân văn sâu xa, mang cả ước vọng khát khao của cha ông một thuở lập làng với sự bình an, ấm no đầy đủ. Vì thế, danh xưng những tên làng cứ lưu mãi qua từng thế hệ…

Hà Nội đón tôi đương vào khoảnh khắc giao mùa. Gánh hoa loa kèn trắng tinh khôi tỏa mùi hương dịu nhẹ giao hòa trong làn gió nhè nhẹ khiến tâm hồn đa cảm thêm khắc khoải giao cảm với đời, để mênh mang thương nhớ hương vị cà phê Giảng - thức uống trở thành một phần thân thương, một phần văn hóa của Hà Nội phố.

Mẹ tôi không nghiện trầu cau nhưng mẹ vẫn trồng một giàn trầu xanh mơn mởn. Mẹ bảo nhà có giàn trầu mới ấm áp. Nhưng tôi hiểu mẹ đã gửi gắm vào đó biết bao nhiêu ân tình và cả nỗi nhớ về ngoại khôn nguôi.

Sống nhẩn nha giữa đời vội vã có thể chưa từng dễ dàng với chúng ta. Nhưng khi bước đi dưới những tán lá xanh xào xạc theo con gió, dưới bầu trời một màu ngăn ngắt xa xôi, tôi cảm giác hồn mình như cánh bồ công anh mảnh khảnh tự do bay mãi, chẳng nghĩ ngợi gì. Có những ngày như thế, những khoảnh khắc như thế. Chỉ cần im lặng hít thở thôi cũng đủ hạnh phúc.