Người thầy không đứng trên bục giảng

Bác bảo vệ trường xưa nay đã về miền mây trắng. Mỗi lần nghĩ về bác, trong lòng một người dấy lên niềm thương yêu và kính trọng như một người cha, như một người thầy. Trong xôn xao niềm vui của Ngày Nhà giáo Việt Nam, cô nghĩ rằng, bác chính là một dấu lặng, hay một nốt trầm rất đẹp trong bản hòa ca về nghề dạy học.

Thuở chúng tôi còn đi học, đứa nào đi học trễ, lỡ leo rào mà thoáng thấy bóng bác dướn dướn mắt sau cặp kính có dây đeo vào cổ, là lo cao chạy xa bay. Vì bác theo dõi chúng tôi như một giám thị. Học trò Tiên Cảnh hồi ấy là chúa đi trễ, đặc biệt vào mùa mưa, bởi quãng đường năm cây số, mà biết bao là gian nan, nhất là đoạn đi đò qua sông Tiên rồi mới tới trường. Mấy tốp học sinh đứng bên này bờ ngập lụt, phải kiên nhẫn chờ bác lái đò dùng sào khua lên, sau khi ưu tiên mấy chuyến cho các bà, các chị bán chuối với điệp khúc học sinh khoan đã!

Hồi ấy nào có ai ngồi trên chiếc đò mong manh bé xíu, ngang qua sông mênh mang nước, không một chiếc áo phao bảo hiểm, mà sợ siếc gì đâu! Vậy nên nhiều lúc ướt lếch thếch kéo nhau đến trường với chiếc cặp sờn bọc kỹ bằng ni lông, đám học trò bên kia thị trấn đến trường lúc trống đã điểm vào tiết hai. Chúng tôi vừa run rẩy vì lạnh, vừa sợ bác bảo vệ trừng mắt nhốt cả bọn vào văn phòng. Thế nhưng, bác đã ân cần an ủi và cho học sinh bên kia sông vào lớp. Dễ dàng đến bất ngờ. Những trận lụt ngập cầu sông Tiên bỗng trở thành giấy phép đi học trễ của lũ học trò nhà quê xuống huyện. Trong lòng chúng tôi những lúc ấy, dâng lên niềm bất ngờ, cảm kích không kể xiết. Thì ra, bác bảo vệ mình rất nghiêm mà cũng thật độ lượng.

Khi sân trường vang lên tiếng trống, tôi thường nhớ đến thứ âm thanh diệu kỳ giòn giã vang lên. Hồi trống vào lớp. Hồi trống tan trường. Trống ra vào tiết. Tôi cứ nghĩ rằng, phần hồn sâu lắng của ngôi trường chính là giai điệu tiếng trống. Tiếng trống reo vui giục học sinh đến trường, rộn vang mỗi lần ra vào tiết. Tiếng trống bồi hồi ngày học sinh giã từ mùa phượng vĩ. Tiếng trống hồi hộp lo lắng mỗi mùa thi...

Ký ức tuổi học trò và những năm tháng chập chững vào nghề của tôi gắn liền với tiếng trống vang lên từ bác bảo vệ. Và riêng với bác, cái trống trường tôi tuy im tiếng mỗi độ hè về, nhưng nó không hề cô đơn. Vì mỗi ngày bác vẫn đến trường quét dọn khu hiệu bộ, tưới cây, chăm chút ngôi trường Huỳnh Thúc Kháng như ngôi nhà thứ hai của mình.

Một người bảo vệ trường, với đồng lương khiêm tốn, nhưng chưa bao giờ lên tiếng đòi hỏi thêm quyền lợi, mà miệt mài, tận tụy với công việc, quả thật đáng kính trọng. Nhỏ bé, nhưng không hề tầm thường. Trái lại, trong miền ký ức của bao thế hệ học trò và giáo viên, bác thường hiện diện trong những hàn huyên ngày hội ngộ.

Tiếng trống trường xôn xao đưa tôi về một miền tuổi trẻ. Những âm vang của ký ức khiến thân nhẹ nhàng như mây, khiến tôi không nguôi nhớ bác bảo vệ trường kính yêu - người thầy không đứng trên bục giảng.

Diệu Hiền

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nắng đã mạnh hơn vào giữa buổi chiều ở Hà Nội, nhiệt độ đang ở ngưỡng cao nhất trong ngày khoảng 28-29 độ.

Hà Nội nói riêng và Việt Nam nói chung đã có nhiều công trình di sản được UNESCO trao tặng là di sản thế giới. Điều này đã tạo sức hút lớn cho ngành du lịch của Việt Nam. Mới đây, công viên địa chất Lạng Sơn đã được Hội đồng Công viên địa chất toàn cầu đánh giá, biểu quyết công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO và nâng số lượng công viên địa chất toàn cầu tại Việt Nam lên 4 công viên địa chất.

Sáng 23/11, thời tiết Thủ đô vẫn tiếp tục hình thái từ se lạnh đến dịu mát với bầu trời có mây, không mưa. Nhiệt độ từ 19 đến 22 độ vào sáng sớm.

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Chủ tịch Đảng Đảng Tổ chức thống nhất dân tộc Mã Lai; Thủ tướng Phạm Minh Chính kết thúc chuyến công tác tại Brazil và Dominicana; Xuất khẩu hàng hóa 10 tháng năm 2024 có nhiều tín hiệu khởi sắc; Nga cảnh báo đáp trả mạnh mẽ trước các cuộc tấn công;...là những thông tin đáng chú ý trong bản tin ngày hôm nay.

Cùng sử dụng chất liệu sợi tơ tằm giống như lụa nhưng những cái tên sản phẩm như "the" hay "sa" dường như đã trở nên khá xa lạ trong thời đại ngày nay. Với khát khao gìn giữ hơi thở cho sản phẩm the lụa từng vang danh gắn với mảnh đất quê hương mình, nghệ nhân Lê Đăng Toản (La Khê, Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình đó có không ít những gian nan, mỏi mệt.

Cùng với cả nước, Thủ đô Hà Nội luôn xác định công tác chăm lo cho thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng là nhiệm vụ cao quý, là tình cảm và ân nghĩa sâu sắc. Trong năm qua, công tác chăm sóc người có công luôn được thành phố chú trọng và không ngừng nâng cao chất lượng.