Người tị nạn Ukraine trước thách thức hội nhập xã hội Đức
Theo Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM), trong hai năm qua có gần 35% dân số Ukraine rời khỏi đất nước. Một số lượng lớn đã quay trở lại, nhưng Liên Hợp Quốc cho biết vẫn còn khoảng 6,5 triệu người tị nạn đang sống ở các quốc gia khác, trong đó có Đức.
Chị Kateryna, một người tị nạn Ukraine, 33 tuổi, từng là y tá chăm sóc đặc biệt, đến Đức cách đây gần hai năm cùng con trai chín tuổi. Nhờ sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ Space Eye, chị đã có thể tìm được chỗ ở và việc làm.
Space Eye đã kết nối Kateryna với một bệnh viện địa phương ở thành phố Regensberg, vùng Bavaria, nơi chị hiện đang làm trợ lý điều dưỡng trong khi học tiếng Đức.
Tuy nhiên, những người có một công việc thuận lợi như chị Kateryna chỉ là thiểu số. Theo Trung tâm Nghiên cứu Di cư IFO, mặc dù người tị nạn Ukraine ngày càng bi quan về thời điểm xung đột kết thúc nhưng đại đa số vẫn muốn trở về quê hương, khi nhiều người đang gặp rất nhiều khó khăn để hòa nhập ở nước sở tại.
Ông Panu Poutvaara - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Di cư IFO cho biết: “Phần lớn Người tị nạn Ukraine ở các nước Đông Âu và một số nước Tây Âu, như Hà Lan, đều đang làm việc, nhưng chỉ có một số ít ở Đức có thể tìm được việc làm. Một phần nguyên nhân là vì người tị nạn không có trình độ chuyên môn và tiếng Đức tốt”.
Xung đột ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu chấm dứt, bởi vậy người tị nạn Ukraine không thể trở về quê hương. Tuy nhiên, trong khi những người trẻ tuổi có thể dễ dàng thích nghi với cuộc sống mới thì với người tị nạn Ukraine đã lớn tuổi, hội nhập xã hội nước sở tại là điều không hề dễ dàng. Đây cũng là vấn đề mà rất nhiều gia đình người tị nạn Ukraine đang phải đối mặt.
Tính tới thời điểm hiện tại, số cử tri bỏ phiếu sớm ở Mỹ đã lên tới hơn 70 triệu người, bao gồm hơn 37 triệu người bỏ phiếu vắng mặt và 32,7 triệu người bỏ phiếu qua bưu điện. Tổng số cử tri đã đăng ký bỏ phiếu qua bưu điện là gần 67,5 triệu người.
Thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết, Nga duy trì liên lạc với tất cả các bên trong cuộc xung đột, bao gồm Israel, Iran, Liban và các bên khác. Do đó, nếu những nỗ lực của Nga có hiệu quả, Moscow sẵn sàng trở thành trung gian hòa giải giữa Israel và phong trào Hezbollah.
Số người thiệt mạng trong trận lũ lịch sử tại miền Đông Tây Ban Nha hiện đã lên tới 205 người. Trong khi đó, hy vọng tìm thấy người sống sót ngày càng mờ nhạt.
Giá dầu thế giới tăng trong phiên giao dịch ngày 1/11 do có thông tin Iran đang chuẩn bị hành động đáp trả nhằm vào Israel trong những ngày tới. Tuy nhiên, sản lượng kỷ lục của Mỹ đã gây áp lực lên giá “vàng đen”.
Ngày 5/11 tới, Nhật Bản sẽ phóng vệ tinh bằng gỗ đầu tiên trên thế giới trong sứ mệnh của SpaceX, mở ra hy vọng giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong không gian.
Meta - chủ sở hữu các ứng dụng Facebook, Instagram và WhatsApp - thông báo thu nhập ròng và doanh thu trong quý 3 năm nay của tập đoàn vượt kỳ vọng, đồng thời xác nhận sẽ mở rộng đầu tư vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).
0