Người trẻ và hành trình tìm về lịch sử dân tộc

Thời gian qua, nhiều người trẻ đã lựa chọn đến tham quan, tìm hiểu những di tích lịch sử của dân tộc, tìm về các chiến công của ông cha để vun bồi tình yêu quê hương, đất nước của chính mình.

Những ngày này, không ít người trẻ lại tìm đến những khu dịch tích, nơi trưng bày lịch sử để tìm hiểu về quá khứ hào hùng của dân tộc. Một nhóm bạn trẻ lần đầu đến với căn nhà 48 Hàng Ngang, tuy không có cơ hội để vào thăm, nhưng được trực tiếp lắng nghe lời chia sẻ từ những chứng nhân lịch sử, họ không khỏi tự hào và xúc động.

Nguyễn Diệu Linh (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm) lần đầu đến thăm quan Bảo tàng lịch sử Việt Nam, cũng không khỏi xúc động khi được tận mắt nhìn thấy những hiện vật, tư liệu minh chứng cho một thời kỳ lịch sử hào hùng của dân tộc. Mỗi hiện vật, tư liệu chiến tranh về giai đoạn Cách mạng Tháng Tám năm 1945 và Quốc khánh 2/9 ở đây đều mang trong mình những câu chuyện riêng, như nhắc nhở những người trẻ về một giai đoạn lịch sử oanh liệt, hào hùng của cả dân tộc.

Diệu Linh chia sẻ: "Từ Lăng Bác qua thăm Bảo tàng lịch sử Việt Nam, chúng em cũng thấy rất ý nghĩa, em đã biết thêm được những hiện vật và những câu chuyện về lịch sử Việt Nam".

Không quay lưng với lịch sử, giới trẻ Việt Nam đang có muôn vàn cách thể hiện tình yêu với quá khứ. 79 năm đã qua đi, những di sản ký ức này không chỉ là câu chuyện của quá khứ mà còn là thông điệp của thế hệ trước gửi lại cho muôn đời sau.

Không quay lưng với lịch sử, giới trẻ Việt Nam đang có muôn vàn cách thể hiện tình yêu với quá khứ.
Không quay lưng với lịch sử, giới trẻ Việt Nam đang có muôn vàn cách thể hiện tình yêu với quá khứ.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Xuống phố 4" - triển lãm tiếp theo trong seri "Xuống phố" đã chính thức khai mạc, đánh dấu sự trở lại của họa sĩ Phạm Bình Chương.

Trong Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025-2035, một trong những nội dung được các đại biểu Quốc hội quan tâm tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV chính là làm sao để văn hóa thực sự trở thành sức mạnh nội sinh cho sự phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong thời kỳ mới.

Ban Quản lý Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam cho biết, từ ngày 1 đến 30/11, đơn vị sẽ tổ chức các hoạt động với chủ đề "Về miền di sản tinh hoa và bản sắc" nhằm giới thiệu các hoạt động dân ca, dân vũ, ẩm thực, phong tục tập quán của đồng bào với du khách.

Nội dung số liên quan đến lịch sử đang được thế hệ trẻ khai thác rất tốt trên mạng xã hội thời gian qua. Góc nhìn trẻ trung đến từ đội ngũ tác giả, chủ yếu là học sinh - sinh viên, đã mở ra một hướng đi mới đầy hứa hẹn, hiện đại và thú vị hơn trong việc tiếp cận lịch sử.

Sáng 1/11, Hội Nhà báo Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam tổ chức Tọa đàm và trưng bày chuyên đề “Nhà báo, nhà ngoại giao Lý Văn Sáu: Một tấm lòng son sắt”, kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà báo Lý Văn Sáu (5/11/1924 - 5/11/2024).

Lăng đá Quận Vân ở thôn Nỏ Bạn được xây dựng từ năm 1733. Công trình là nơi an nghỉ của Quận công Đại giang Đỗ Bá Phẩm, từng làm trấn thủ Nam Sơn thời chúa Trịnh Giang.