Người trẻ với xu hướng đa nhiệm, đa năng, tăng thu nhập
Với tình hình nền kinh tế nhiều biến động, nguy cơ thất nghiệp luôn chực chờ, cùng với lối tư duy đa dạng nguồn thu nhập thì làm nhiều việc là cách để những người trẻ dường như cảm thấy an toàn và giảm bớt áp lực tài chính.
Thực trạng người trẻ làm nhiều nghề
Herbalife, một trong những công ty và cộng đồng hàng đầu về sức khỏe và thể chất, vừa công bố kết quả Khảo sát Công việc làm thêm tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2023.
Theo khảo sát, gần 4/5 (79%) người Việt được hỏi đều làm thêm nghề tay trái và lý do hàng đầu được cho là để giảm sự phụ thuộc vào một nguồn thu nhập duy nhất. Ngoài ra, còn có những lý do khác như: có thêm nguồn thu nhập (45%), do tình hình lạm phát và chi phí sinh hoạt gia tăng (42%).
Theo số liệu do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam công bố tại Hội nghị công bố kết quả khảo sát tình hình đời sống, việc làm, tiền lương của người lao động năm 2023, có đến 75,5% người lao động, trong tổng số 3.000 người được khảo sát, cho biết thu nhập hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của họ; 11,2% người lao động cho biết không thể đủ sống.
Trước câu hỏi: “nên giỏi một nghề hay biết làm nhiều nghề thì tốt hơn?" luôn có những câu trả lời khác nhau. Nhưng số đông người trẻ hiện nay đang có xu hướng làm nhiều việc cùng lúc.
Đi làm 2 năm với mức lương ổn định ở vị trí nhân viên bán hàng cho một hãng xe nổi tiếng, Nguyễn Trọng Khánh (quận Thanh Xuân, Hà Nội) vẫn làm thêm công việc lái xe công nghệ mỗi khi có thời gian rảnh. Trong quá trình chạy xe, Khánh cũng có thể tranh thủ thời gian để làm công việc tư vấn khách hàng cho hãng xe. Hai công việc song song này đã được Khánh duy trì vài năm.
Công việc chính là giáo viên, nhưng Vũ Minh Thái (quận Thanh Xuân, Hà Nội) hiện tại làm thêm khá nhiều việc: thiết kế, dạy thêm, gia sư và đi hát (vào buổi tối). Theo Minh Thái, việc cùng lúc làm thêm nhiều việc như vậy sẽ giúp có thêm thu nhập ngoài tiền lương giáo viên, thêm cơ hội mở rộng các mối quan hệ, từ đó sẽ có thêm cơ hội hợp tác trong tương lai.
Tuy vậy, không phải người trẻ nào cũng ổn định với việc làm nhiều ngành nghề một lúc. Cảm thấy bất an khi công ty liên tiếp nợ lương từ cuối năm 2023, Đặng Kiều Chinh (quận Đống Đa, Hà Nội) đã chủ động tìm kiếm một công việc khác như một phương án dự phòng trong bối cảnh kinh tế khó khăn, không dễ để tìm được một công việc mới khi nhiều doanh nghiệp phải cắt giảm lao động.
Sở dĩ tình trạng lao động có ít nhất hai đầu việc ngày càng trở nên phổ biến chủ yếu vì đồng lương không đủ chi trả chi phí sinh hoạt đang ngày càng tăng cao. Và người trẻ cũng bởi vậy mà phải đối mặt với nhiều khó khăn trong cuộc sống.
Những rủi ro khi ôm nhiều nghề
Bên cạnh những bạn trẻ đi làm thêm với mục đích tăng thêm thu nhập thì cũng có nhiều bạn trẻ đi làm thêm để mong muốn thử sức ở nhiều lĩnh vực khác nhau, giúp họ ngày càng hoàn thiện bản thân hơn, có thêm nhiều kiến thức, mối quan hệ bên ngoài để các công việc hỗ trợ nhau một cách tốt hơn.
Được nhiều nhưng cũng phải đánh đổi nhiều, khi người trẻ quá tập trung vào công việc mà bỏ qua các mối quan hệ. Hệ lụy là sức khoẻ bị ảnh hưởng.
Theo Minh Thái, làm nhiều việc cùng lúc, thường xuyên phải thức đêm ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe. Đồng thời, việc dành thời gian cho các công việc làm thêm cũng khiến bạn bị lỡ nhiều cuộc gặp mặt trong gia đình hay những cuộc hẹn với bạn bè.
Còn với Kiều Chinh, do phải phân bổ rất nhiều thời gian để làm những công việc khác nhau nên không thể toàn tâm toàn ý cho công việc chính, bởi vậy, có những thời điểm bạn có cảm giác quay cuồng với công việc, không có thời gian dành cho gia đình, bạn bè, thậm chí không có cả thời gian dành cho chính bản thân mình. Điều đó khiến nhiều lúc bạn cảm thấy rất áp lực.
Theo nhận định của các chuyên gia việc làm, việc người trẻ làm nhiều việc cùng lúc cũng tạo rủi ro cho các doanh nghiệp khi không thể đảm bảo được hiệu quả công việc bán thời gian. Và dưới góc độ người sử dụng lao động, việc tuyển dụng những người ôm đồm việc tạo nên tâm lý e ngại.
Theo ông Nguyễn Văn Tuyền, Chủ tịch HĐQT Trevibike đánh giá, việc một người làm nhiều việc một lúc chắc chắn hiệu quả công việc sẽ không cao so với người chuyên tâm làm một việc. Doanh nghiệp luôn mong muốn có những nhân sự trung thành, gắn bó và đồng hành lâu dài cùng doanh nghiệp. Xét ở khía cạnh tuyển dụng nhân sự, ông Tuyền cho rằng, nếu như một ứng viên di chuyển, thay đổi quá nhiều công việc trong một thời gian ngắn, doanh nghiệp sẽ đánh giá đó là những ứng viên thiếu sự kiên nhẫn - một yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của mỗi người.
Để đảm bảo hoàn thành các công việc có chất lượng và đúng tiến độ, giảm áp lực cho bản thân, Tiến sĩ Lê Minh, giảng viên Tâm lý khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn - Trường Đại học Thủ đô Hà Nội, đưa ra lời khuyên: các bạn trẻ cần sắp xếp công việc khoa học hơn và phải đánh giá đúng năng lực làm việc của bản thân cũng như trang bị các kĩ năng đàm phán, thỏa thuận, từ chối… nhất định.
“Một nghề cho chín còn hơn chín nghề”, thực tế hiện nay, “chín” trong một nghề không hề là việc dễ dàng với mỗi cá nhân, mặt khác, “chín nghề” cũng không phải là không có cái hay của nó… Bởi vậy, dù lựa chọn làm một hay nhiều công việc thì điều quan trọng là bạn cần hiểu rõ định hướng, mục tiêu sự nghiệp mình muốn hướng đến là gì. Về lâu dài, công việc, kỹ năng này sẽ giúp ích gì cho sự phát triển của bản thân.
Thông tư 47/2024 về kiểm định xe cơ giới có thêm một số điểm mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho chủ phương tiện, doanh nghiệp khi đi đăng kiểm từ ngày 1/1/2025.
Văn phòng Chính phủ đã có công văn hỏa tốc, truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng về việc triển khai các tuyến giao thông kết nối với cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 158/2024/NĐ-CP quy định chi tiết về kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng. Nghị định có hiệu lực từ 1/1/2025.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định về việc phê duyệt Đề án phát triển công nghiệp sinh học trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đến năm 2030.
Chiều 24/12, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định một số vấn đề thuộc lĩnh vực tài chính ngân sách. Đáng chú ý, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025.
Theo Thông tư 47/2024 của Bộ GTVT có hiệu lực từ ngày 1 /1/ 2025, các cơ sở đăng kiểm sẽ không tiếp tục cấp giấy chứng nhận đăng kiểm tạm 15 ngày cho xe ô tô như hiện nay.
0