Người trồng bưởi thấp thỏm chờ Tết

Hai năm qua, giữa tiềm năng và quy hoạch cho diện tích trồng bưởi chưa được đồng bộ nên dẫn đến tình trạng cung vượt cầu. Do đó, câu chuyện về quả bưởi đang là mối quan tâm của rất nhiều bà con nông dân khi Tết đang đến cận kề.

Người dân lao đao vì bưởi rớt giá

Bưởi là niềm tự hào của rất nhiều người dân ngoại thành Hà Nội, khi cây bưởi lên ngôi, mỗi vườn bưởi người dân thu hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỷ đồng. Dân giàu lên từ bưởi, nông thôn cũng đổi mới từ cây bưởi.

Hai năm trở lại đây, người trồng bưởi không hiểu nguyên nhân vì sao, những quả bưởi đang bán với giá vài chục ngàn bỗng dưng hạ thấp xuống vài ngàn mà vẫn không bán được hàng. Người dân kỳ vọng vào vụ bưởi ăn Tết.

Gia đình ông Đặng Văn Sinh, xã Trung Châu có 50 gốc bưởi diễn được trồng đã 15 năm theo phong trào xây dựng nông thôn mới, đưa cây con có giá trị vào trồng. Mỗi năm cho thu khoảng trên 10 nghìn quả, gia đình ông Sinh cũng khá lên từ cây bưởi. Tuy nhiên 2 năm trở lại đây, đặc biệt là năm nay, đến thời điểm cận tết nguyên đán gia đình ông vẫn chưa thu hoạch được là bao, hơn nữa từ 25.000 đồng/ quả, 2 năm nay gia đình ông chỉ bán được từ 7 đến 10 ngàn đồng/ quả.

Ông Đặng Văn Sinh - xã Trung Châu - huyện Đan Phượng

Còn vườn bưởi nhà ông Doãn Văn Lộc (xã Trung Châu - huyện Đan Phượng) với 30 gốc bưởi diễn, đến thời điểm này mọi năm đã phải hái xuống để làm cây cho vụ sau thì đến nay cũng chưa bán được cho ai.

Chỉ ngay trong xã Trung Châu, khi thấy những gia đình tiên phong trồng bưởi cho thu nhập cao, nhiều hộ dân đã phá màu trồng bưởi. Hiện toàn thành phố có 7.500 ha trồng bưởi sản lượng đạt 100.000 tấn, nhưng tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm bưởi ký hợp đồng với doanh nghiệp còn thấp, mối liên kết chuỗi sản xuất - tiêu thụ còn thiếu bền vững nên vẫn còn hiện tượng "được mùa - mất giá" và hậu quả đến nay cung đã vượt cầu khiến quả bưởi vào vụ được bày bán tràn lan theo kiểu giải cứu.

Bưởi đặc sản, hiếm vẫn được giá

Mặc dù giá bưởi có thấp hơn so với nhiều năm trước, tuy nhiên những vườn bưởi được trồng theo hướng hữu cơ, vietgap theo HTX vẫn được giá và có mặt trên kệ hàng của nhiều hệ thống siêu thị. Lợi thế của Hà Nội là có nhiều giống bưởi đặc sản, quý hiếm và ngành nông nghiệp Hà Nội cũng đang quy hoạch, tập trung khai thác 10 dòng bưởi đặc sản.

Vườn bưởi của gia đình bà Tạ Thị Thịnh, xã Thượng Mỗ được trồng theo tiêu chuẩn việt gap. Năm nay để quả bưởi được giá, gia đình bà lựa chọn để giáp tết cắt cành bán bưởi thờ. Trong dịp Tết năm nay 173 ha bưởi tôm vàng và bưởi diễn của  Xã Thượng Mỗ dự kiến cho thu hoạch khoảng 3 triệu quả. Riêng bưởi tôm vàng Thượng Mỗ đã đạt đủ tiêu chí OCOP 4 sao, tạo thêm lợi thế cho loại quả này trong dịp Tết. Mặc dù giá có thấp hơn so với nhiều năm trước.

Bà Tạ Thị Thịnh, xã Thượng Mỗ

Gia đình ông Nguyễn Ngọc Giàng may mắn còn giữ được 1 trong 4 cây bưởi đường la tinh giống cổ với trên 70 năm tuổi. Để bảo tồn giống bưởi quý, xã Đông La cũng đã vận động nhân dân nhân giống. Hiện tại, bưởi đường La Tinh có khoảng 1.360 cây. Trong đó có hơn 55% các cây có độ tuổi 10 - 20 năm, gần 15% các cây có độ tuổi trên 20 năm. Mới đây bảo hộ chỉ dẫn địa lý "La Tinh Hoài Đức" được cấp đã giúp cho xã  Đông La bảo tồn nguồn gen bản địa quý. Đây cũng là chỉ dẫn địa lý đầu tiên của ngành nông nghiệp Hà Nội cho cây Bưởi.

Hội thi bưởi hàng năm do Sở nông nghiệp và PTNT Hà Nội tổ chức là minh chứng cho sự quan tâm của ngành nông nghiệp với cây ăn quả chủ lực này, nhằm mở ra cơ hội phát triển thị trường, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm bưởi trên thị trường trong và ngoài nước.

Để các vườn bưởi là điểm đến du lịch

Trước biến động của thị trường khi nguồn cung cầu còn nhiều bấp bên khiến giá cả và cả khả năng xuất bán ảnh hưởng, việc tìm hướng đi mới để tăng thu nhập, ngoài xuất bán quả bưởi đơn thuần mỗi độ vào vụ là điều cần tính tới.

Thời gian gần đây, một số hộ trồng đã mạnh dạn khai thác thêm các vườn bưởi làm điểm du lịch, thăm quan, chụp ảnh và trải nghiệm. Thực tế cho thấy, đây là hướng đi tích cực, giúp các gia đình tăng thêm thu nhập và cả sức quảng bá mặt hàng nông sản này.

Gia đình chị Lê Thị Tuyết tại xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng là một trong nhiều hộ chuyên canh trồng bưởi để bán Tết. Những năm gần đây, ngoài bán quả, gia đình chị còn tận dụng vườn bưởi vào mùa thu hoạch để mở cửa phục vụ đón khách thăm quan, trải nghiệm. Qua đó, tăng thêm nguồn thu.

Vườn bưởi gia đình chị Lê Thị Tuyết mở cửa phục vụ đón khách thăm quan, trải nghiệm

Chị Lê Thị Tuyết - xã Thọ Xuân - huyện Đan Phượng cho biết: "Các bạn trường mầm non thì rất thích việc được đi hái bưởi và phụ huynh cũng vậy. Do vậy, mình tạo ra một không gian, môi trường để các con về hái bưởi. Làm tới năm nay là năm thứ ba rồi. Mỗi đoàn về có khoảng 100-150 học sinh".

Trẻ nhỏ trải nghiệm, còn người lớn tìm tới các vườn bưởi để checkin và chụp ảnh. Mặc trời thời tiết những ngày rét đậm, rét hại, nhưng nhiều nhóm du khách nữ cũng quyết tâm mặc áo dài, chịu lạnh để có thể lưu lại những hình ảnh đẹp tại vườn, trước khi chủ nhà thu hoạch quả.

Chị Đinh Thị Hiền - du khách chia sẻ: "Chúng tôi rủ nhau trên nhóm, hội trên Facebook, Zalo để cùng đi chụp ảnh, rồi chuẩn bị hoa, phụ kiện để tới vườn bưởi chụp ảnh tạo không khí đón xuân Giáp Thìn và nhất là lưu lại những hình ảnh đẹp cùng vườn bưởi".

Bà Nguyễn Thị Hằng - du khách chia sẻ: "Phụ nữ ai cũng thích chụp ảnh, hôm nay đi qua thì thấy vườn bưởi rất là đẹp nên rủ chị em gần nhà đi chụp. Đến đây thì không gian rất tĩnh lặng và mình có thể chụp được nhiều bức ảnh đẹp".

Chị Nguyễn Thị Hoài - du khách cho biết: "Năm nay rộ lên trào lưu chụp ảnh ở vườn bưởi nên mình cũng thấy hay và lạ, chị em hnay rủ nhau đi chụp thì thấy vườn bưởi lên ảnh rất là đẹp".

Thực tế, nhiều năm nay, trái bưởi đã mang lại nguồn thu nhập chính cho các hộ trồng. Song, ngoài việc đến mùa thu hoạch, xuất bán quả thì vẫn còn rất ít hộ trồng có thể tận dụng các vườn bưởi để tăng thu nhập qua việc xây dựng điểm đến du lịch, dịch vụ.

Ông Nguyễn Thế Hoành - xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng chia sẻ: "Người ta tới vườn nhà mình chụp ảnh, tại sao ta không tính phương án cho tương lai. Không những quảng bá hình ảnh vườn bưởi Hạ Mỗ mà còn để khách thăm quan, chụp ảnh trong vườn bưởi".

Chị Đinh Thị Hiền - du khách cho biết: "Tôi nghĩ là loại hình này mà mở ra sẽ thu hút được giới trẻ và nhiều người tìm tới".

Đây sẽ là hướng đi tích cực và khả quan. Tuy nhiên, để hút khách thăm quan, nhà vườn cũng nên chủ động, xây dựng đa dạng các dịch vụ, để giữ chân khách tìm tới mỗi mùa.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng xe chở vật liệu xây dựng quá khổ, quá tải phức tạp trở lại. Vi phạm diễn ra chủ yếu tại các tuyến đường đê, đường quốc lộ, tỉnh lộ. Để tránh bị kiểm soát, nhiều phương tiện đã đi đường vòng hoặc hoạt động vào đêm tối muộn.

Dự báo trong tháng 5/2024, Hà Nội sẽ có hơn 90.700 ô tô đến hạn kiểm định, nhưng các trung tâm chỉ đáp ứng khoảng 74 - 87% nhu cầu. Theo dự báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam, nguy cơ ùn tắc đang dần hiện hữu tại các thành phố lớn.

Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh vừa gửi đề xuất kiến nghị mở thêm hai tuyến buýt hai tầng, thoáng nóc, chở khách tham quan khu nội đô. Hai tuyến mới sẽ hoạt động trong phạm vi từ Quận 1 đến chợ Lớn (quận 5, 6), thời gian thí điểm đến cuối năm 2025.

Hoàn thiện mạng lưới các tuyến đường sắt đô thị, góp phần giải quyết các vấn đề ùn tắc, tai nạn giao thông, mở ra không gian phát triển đô thị, kinh tế - xã hội. Đó là mục tiêu Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô do Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị (MRB) vừa trình UBND Thành phố Hà Nội.

Diễn biến nhập lậu gia cầm vẫn phức tạp, kinh doanh con giống gia cầm nhập lậu công khai nhưng chưa được kiểm soát. Đây là thông tin tại cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các bên liên quan, bàn giải pháp ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm diễn ra ngày 8/5 tại Hà Nội.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, các trường trung học cơ sở tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025.