Người 'trông coi' ký ức Hà Nội

Nói đến nhiếp ảnh về Hà Nội thì không thể không nói tới nhà nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo. Ông đã tạo dựng được tên tuổi bằng một phong cách chụp riêng về Hà Nội mà thời gian càng trôi qua, người xem càng thấy giá trị của từng khung hình.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình tư sản tại phố Hàng Đào, nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo sớm nuôi dưỡng một tình yêu mãnh liệt đối với thành phố, nơi mà ông ví như những tế bào trong cơ thể mình. Hơn 50 năm cầm máy, đi qua những đổi thay của thời cuộc, nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo vẫn giữ cái nhìn riêng về đời sống; niềm đam mê vẫn còn, vẫn cảm xúc đó như "đóng đinh" vào số phận mình rồi, cứ đi và chụp.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo chia sẻ: "Tôi thường chụp tông màu đen trắng. Có một Hà Nội không trang điểm, đầy chất đời sống, mà trong đó có cả hỷ, nộ, ái, ố hiện lên qua những bức ảnh đen trắng tự nhiên, giản dị, nhưng cũng đủ sức gợi sự ám ảnh bởi những câu chuyện ẩn chứa trong đó dù đã hơn nửa thế kỷ trôi qua. Một Hà Nội đầy biến động qua những thân phận người, thân phận của hoa đào, hay cái nhìn nhân văn của tâm hồn một nhiếp ảnh gia đối với thân phận ma-nơ-canh nằm trên xe xích lô".

Nhiều người nhầm tưởng nhà nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Bảo chỉ chụp Hà Nội, sự thực ông chụp rất nhiều đề tài, từ phong cảnh vùng núi cao Hà Giang, con người Tây Nguyên cho đến văn hóa làng quê đồng bằng Bắc bộ. Song quả thực với Hà Nội, ông để lại nhiều dấu ấn hơn cả.

Hơn nửa thế kỷ gắn bó với nhiếp ảnh, ông đã tổ chức rất nhiều triển lãm ảnh với mục đích mang đến cho người dân và các bạn trẻ ở Thủ đô một cái nhìn sâu sắc về quang cảnh, lịch sử và những nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội qua từng thời kỳ.

Đáng chú ý, năm 2017, cuốn sách "Hà Nội dấu yêu" của nhiếp ảnh gia Nguyễn Hữu Bảo đã đoạt Giải thưởng Bùi Xuân Phái. Cuốn sách gồm gần 200 bức ảnh với 10 câu chuyện biết nói về Hà Nội giai đoạn từ 1978 - 2015, với tính chân thực cao, không dàn dựng, không hư cấu. Người xem có thể cảm nhận một tình yêu Hà Nội được chảy trong máu, trong hơi thở, trong trái tim của một người con Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Với nghệ nhân Nguyễn Đức Bình, giò chả Ước Lễ không chỉ là một món ăn mà còn chứa đựng trong đó tinh hoa văn hóa. Hơn 40 năm qua, ông đã góp phần gìn giữ, lưu truyền nét tinh hoa ẩm thực này một cách vừa khoa học lại đầy chất nghệ thuật.

Với nhiều người, việc dạy và học ngoại ngữ là một cách để nhìn cuộc sống và thế giới rộng mở hơn. Bên cạnh đó, ngoại ngữ còn giúp mỗi người hiểu chính mình, hiểu mọi người một cách sâu sắc hơn.

Không phải vô cớ mà nhiều người lại mong ngóng Noel đến vậy. Có người nói, đó là bởi Giáng sinh có nhiều hoa và đèn rực rỡ, hay tại bởi không khí vui vẻ, sum vầy mà Giáng sinh đem lại…

Với múa rối nước, người nghệ sĩ phải hoạt động nghệ thuật trong môi trường đặc biệt, có yêu cầu khắt khe hơn so với những hình thức biểu diễn nghệ thuật khác. Để theo đuổi được bộ môn nghệ thuật này, NSƯT Bạch Quốc Khanh - Nhà hát Múa rối nước Thăng Long, không chỉ có hành trình dài học hỏi, trau dồi kiến thức mà còn là cả sự khổ luyện, cùng một tình yêu cháy bỏng với văn hóa truyền thống.

Bên bãi ven sông Hồng có một không gian công cộng kết hợp giữa vườn hoa và khu vui chơi mà những người lớn đã dựng lên từ bãi đất hoang lúc trước ở ven sông. 4 giờ chiều trước cổng trường Tiểu học Phúc Tân, lũ trẻ tan học ùa ra như đàn chim sẻ, từ trường chạy thẳng ra bãi đất sát mé sông ở cuối đường.

Chẳng phải sơn hào hải vị hay những món ăn với nguyên liệu quá cầu kỳ, thức quà bình dị với ngô, khoai, chuối trên các con phố mới là bữa xế quen thuộc của nhiều người ở Hà Nội mỗi khi đông về.