Người Việt 'nghiện' dịch vụ giao đồ ăn và mua hàng online
Đó là dữ liệu mới được công bố từ báo cáo "Nền Kinh tế số Đông Nam Á" của Google, Temasek và Bain & Company. Báo cáo trên mới cập nhật xu hướng kinh tế số của 6 quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Thái Lan và Việt Nam.
Năm nay, báo cáo cho thấy nền kinh tế số Việt Nam có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị hàng hóa (GMV) dự kiến tăng 28% (từ 18 tỷ USD trong năm 2021 lên 23 tỷ USD năm 2022). Kết quả này có được nhờ sự tăng trưởng 26% của thương mại điện tử (TMĐT) so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo, Việt Nam là một trong những quốc gia khôi phục các hoạt động “bình thường mới" một cách nhanh chóng sau đại dịch. TMĐT trở thành đầu tàu trong sự tăng trưởng của nền kinh tế số Việt Nam và có 90% người tiêu dùng kỹ thuật số dự định duy trì hay thậm chí gia tăng sử dụng các nền tảng TMĐT trong 12 tháng tới. Phần lớn người tiêu dùng tập trung vào các dịch vụ giao đồ ăn (60%) và mua hàng tạp hóa trực tuyến (54%).
Mặt khác, người dùng kỹ thuật số thành thị tại Việt Nam có mức tiếp nhận dịch vụ kỹ thuật số cao nhất, trong đó lĩnh vực TMĐT - thực phẩm - tạp hóa đứng đầu danh sách với tỷ lệ lần lượt là 96% - 85% - 85%.
Bà Stephanie Davis, Phó Chủ tịch Google châu Á Thái Bình Dương, phụ trách khu vực Đông Nam Á, cho hay, Việt Nam đứng đầu bảng xếp hạng năm nay với nền kinh tế kỹ thuật số có tốc độ phát triển nhanh nhất và TMĐT có tốc độ tăng cao nhất khu vực Đông Nam Á. Bất chấp những khó khăn hiện tại trên toàn cầu và khu vực, tổng giá trị hàng hóa (GMV) của Việt Nam đang trên đà chạm mức 50 tỷ USD vào năm 2025.
“Nền kinh tế số Việt Nam sẽ là điểm nóng tăng trưởng vì sở hữu dân số ngày càng đông và nguồn lao động công nghệ nội địa có tay nghề cao”, ông Fock Wai Hoong, Phó trưởng bộ phận Công nghệ & Người tiêu dùng và khu vực Đông Nam Á của Temasek, chung nhận định.
Báo cáo của Google, Temasek và Bain & Company còn đưa ra dự đoán, nền kinh tế kỹ thuật số của khu vực Đông Nam Á dự kiến sẽ tăng trưởng nhanh gấp đôi so với GDP ở hầu hết các quốc gia trong khu vực; có thể đạt tới 1.000 tỷ USD vào năm 2030 nếu khai thác tối đa tiềm năng.
Sự tiến bộ trong các yếu tố thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế kỹ thuật số, chẳng hạn như thanh toán, đầu tư, logistics, truy cập Internet và lòng tin của người tiêu dùng đã tạo ra mức tăng trưởng chưa từng có. Để tiếp tục mở rộng quy mô một cách bền vững, nền kinh tế số Đông Nam Á cần thúc đẩy sự phát triển của một loạt các yếu tố tăng trưởng mới.
“Tăng tốc trên đường đua nâng cao lợi nhuận và đạt được các giải pháp kỹ thuật số toàn diện cho dân cư ở các khu vực ngoại ô. Ngoài ra, sự tiến bộ về các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp sẽ là chìa khóa trong thập kỷ kỹ thuật số”, báo cáo nêu.
Ngay từ đầu năm học, Đội Thanh tra GTVT quận Bắc Từ Liêm đã phối hợp với nhà trường kiểm tra các điều kiện an toàn, điều kiện kinh doanh vận tải, đặc biệt là việc giám sát quá trình đưa đón học sinh trong thời gian phục vụ.
Sau 3 năm án binh bất động, đến thời điểm hiện tại, các đơn vị thi công, giám sát đã bắt đầu thi công trở lại. Đội phá dỡ của nhà thầu đang thực hiện giải phóng mặt bằng thuộc phường Ngô Quyền, thị xã Sơn Tây.
Thông tin từ Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính của sở sẽ chuyển đến số 2 Phùng Hưng, phường Văn Quán, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Trong Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong giao thông đường bộ vừa được Bộ Công an công bố, mức phạt cho lỗi vượt đèn đỏ, đèn vàng được đề xuất sẽ tăng thêm 2 triệu đồng từ năm 2025.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo gửi Bộ Công Thương đề xuất cơ chế giá điện hai thành phần. Về lộ trình áp dụng cơ chế giá mới, đơn vị tư vấn đề nghị áp dụng theo giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn chuyển đổi và áp dụng chính thức.
Theo tìm hiểu của phóng viên Đài Hà Nội, sự cố sập nhà trên đường Quang Trung (phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây) đã được lường trước và đã di chuyển người và tài sản.
0