Nguồn cung nhà ở tầm trung ở phía Nam vẫn còn thiếu

Thời gian qua, thị trường bất động sản diễn ra tình trạng lệch pha cung - cầu nhà ở, nguồn cung nhà ở thiếu hụt trong khi nhu cầu nhà ở rất lớn, đặc biệt là nhà ở vừa túi tiền. Điều này khiến giá nhà đã tăng liên tục trong những năm qua với mức tăng trung bình là 10%/năm. Đặc biệt, giá nhà ở chung cư tăng liên tiếp trong 20 quý và chưa có dấu hiệu dừng lại. Nguồn cung chung cư tại TP.HCM trong hai năm tới chủ yếu ở phân khúc 5-10 tỷ đồng một căn và không còn sản phẩm dưới hai tỷ đồng.

Từ quê Tiền Giang tới TP.HCM sinh sống và làm việc được hơn 10 năm, anh Lê Tấn Sang, một nhân viên văn phòng hiện đang sống tại một chung cư cũ tại Quận 8, TP.HCM. Với mong muốn mua một căn chung cư mới và rộng hơn để ổn định cuộc sống nhưng theo anh Sang, hiện tại giá nhà ở TP.HCM đang rất cao, vượt xa thu nhập mức trung bình của nhiều người trẻ như anh.

Anh Lê Tấn Sang, một nhân viên văn phòng

Anh Sang chia sẻ rằng: "Với thu nhập hiện tại của mình thì  mình đang dự định tìm một căn chung cư dưới hai tỷ, nhưng mình tìm kiếm rất nhiều nơi rất khó để tìm căn chung cư dưới hai tỷ, phù hợp với nguyện vọng mong muốn của mình. Hy vọng thành phố mình có thêm nhiều dự án nhà ở giá rẻ hoặc nhà ở xã hội hoặc các chính sách nhà ở xã hội được mở rộng thêm đối tượng để những người trẻ như mình dễ dàng tiếp cận nhà ở giá rẻ."

Tình trạng mất cân đối cung - cầu kéo dài, giá nhà ở liên tục bị đẩy lên cao, mặt bằng giá mới vượt xa khả năng chi trả của đại đa số người dân có thu nhập trung bình. Số liệu từ Cushman & Wakefield chỉ ra trong một thập kỷ qua, nguồn cung căn hộ TP.HCM tăng gần 4,4 lần, giá bán đã tăng 200%, trung bình mỗi năm giá chung cư thành phố tăng thêm 12%. Báo cáo từ Hiệp hội Bất động sản TP.HCM cũng cho thấy từ năm 2020 đến nay, thành phố đang bị lệch pha nguồn cung, nhà cao cấp chiếm áp đảo 70-80% tổng sản phẩm. Phần còn lại là nhà ở trung cấp và không còn nhà giá bình dân. Các chuyên gia cho rằng, việc phát triển nhà ở vừa túi tiền cần đi đúng định hướng thị trường là đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân.

Nguồn cung nhà ở 'vừa túi tiền' phía Nam vẫn còn thiếu

Tại TP.HCM, trong tháng 1/2024 không ghi nhận thêm nguồn cung dự án mới, chủ yếu mở bán giai đoạn tiếp theo của các dự án cũ. Hiện các chủ đầu tư đẩy nhanh pháp lý, tiến độ dự án để có thể thu hút khách hàng trong năm 2024. Có thể kể đến dự án Mizuki của Nam Long ở huyện Bình Chánh chuẩn bị khởi công giai đoạn tiếp theo gồm 3 block chung cư và dãy nhà phố liên kế. Dự án Phú Đông SkyOne Bình Dương của Phú Đông Group với quy mô 780 căn hộ có giá chỉ từ 1,3 tỷ đồng/căn.

Năm 2024 được dự báo sẽ có nhiều cơ hội và thách thức đan xen đối với thị trường bất động sản. Sự tham gia của các chủ đầu tư trong cuộc đua phát triển nhà ở vừa túi tiền, nhà ở xã hội cũng sẽ từng bước thu hẹp khoảng cách lệch pha cung - cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường được gọi là sổ hồng) và hồ sơ địa chính.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thời gian qua, nguồn cung nhà ở xã hội thành phố không nhiều. Do vậy, công nhân vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội.

Sau một thời gian "sốt" nóng, giá ảo, hiện nay giá chung cư cũ đã qua sử dụng ở Hà Nội đang có dấu hiệu chững lại.

Với nhiều điểm đột phá, phù hợp với thực tiễn, Luật Nhà ở 2023 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy quá trình phát triển nhà ở cho người dân. Chính phủ đang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ ban hành văn bản hướng dẫn, trình Quốc hội cho phép thi hành Luật Nhà ở (sửa đổi) sớm hơn 6 tháng.

Trong khi mặt bằng kinh doanh trên phố rơi vào tình trạng ế ẩm, thì tại các con ngõ ở Hà Nội, nhu cầu thuê đang ngày càng tăng cao.

Hàng chục khách hàng mua đất tại dự án Khu đô thị Thanh Hà - Cienco 5 (Hà Nội) mới đây đã yêu cầu chủ đầu tư trả đất và đề nghị cơ quan chức năng điều tra việc chủ đầu tư lừa dối, bán đất không có trong quy hoạch.