Nguồn gốc biệt thự cổ Trương Mỹ Lan xin không kê biên

Tuần qua, trong phiên toà xét xử đại án Vạn Thịnh Phát, bị cáo Trương Mỹ Lan đã nhắc đến và khẩn thiết xin không kê biên một biệt thự cổ nằm ở quận 3 có giá khoảng 35 triệu USD vì để bảo tồn di tích cho Việt Nam.

Căn biệt biệt thự mà bị cáo Trương Mỹ Lan nhắc đến tại phiên toà chính là căn biệt thự cổ số 110 - 112 nằm trên đường Võ Văn Tần, quận 3, TP.HCM đã có tuổi đời hơn một thế kỷ.

Căn biệt thự này có diện tích hơn 2.800 m2 với ba mặt tiền quay ra ba tuyến đường Võ Văn Tần - Bà Huyện Thanh Quan và Nguyễn Thị Diệu. Đây là một trong những căn biệt thự cổ có kiến trúc đẹp hiếm hoi còn tồn tại đến bây giờ và nằm lọt thỏm giữa các tòa nhà cao tầng mọc lên xung quanh ở TP.HCM.

Chủ nhân thật sự của căn biệt thự đẹp nhất nhì đất Sài Gòn xưa

Căn biệt thự cổ trước khi về tay gia đình bị cáo Trương Mỹ Lan, vốn do hai cụ Đặng Kim Chi (sinh năm 1938) và Nguyễn Kim Sa Dang (sinh năm 1934) là chủ sở hữu gần nhất.

Căn nhà này được xây dựng theo kiến trúc Pháp cổ, là nhà cấp 2, 3 gồm hai tầng, với tổng diện tích sàn xây dựng là hơn 2.000m2.

Căn nhà này được xây dựng theo kiến trúc Pháp cổ.

Những người dân sinh sống lâu đời ở đất Sài Gòn xưa, đã không còn lạ lẫm gì với ngôi biệt thự này. Theo những bô lão cho biết, thì trước đây, ngôi biệt thự này được coi như là một trong những ngôi nhà đẹp nhất thành phố và được sở hữu bởi một đại địa chủ. Kiến trúc của nó được đánh giá là không thua kém gì so với Dinh Thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng thành phố) hay trụ sở UBND TP.HCM.

Theo tài liệu còn lưu lại, ngôi biệt thự này được xây từ thời Pháp thuộc bởi một người vô cùng giàu có ở Sài Gòn. Tuy nhiên, sau khi xây dựng không lâu, ngôi biệt thự này được bán lại cho một đại phú hộ khác, một người rất có vị thế ở Sài Gòn xưa và được đặt tên là biệt thự Phương Nam rồi tặng cho người con gái của mình.

Sau khi nữ tiểu thư kia lấy chồng rồi sinh hạ được 7 người con thì tất cả đều cùng sinh sống tại căn biệt thự. Tuy nhiên, qua năm tháng cũng như sự thay đổi của thời cuộc mà những người con của vị nữ tiểu thư sau khi trưởng thành đều định cư ở nước ngoài.

Trước đây, để tu dưỡng biệt thự Phương Nam, cứ khoảng vài năm gia chủ lại bỏ ra khoảng hai tỷ đồng để sơn sửa. Vì vậy, dẫu đã hơn một thế kỷ trôi qua, nhưng biệt thự Phương Nam vẫn còn khá mới.

Bỏ ra hàng chục triệu USD để mua biệt thự cổ

Vào khoảng tháng 10/2015, bất ngờ rộ thông tin biệt thự Phương Nam đã được bán lại cho nước ngoài. Tuy nhiên, sau đó thông tin đã được làm rõ, khi bị cáo Trương Mỹ Lan vào thời điểm đó đã thông qua Công ty Cổ phần MINERVA (chỉ mới được thành lập không lâu) với vốn điều lệ 200 tỷ đồng, đã mua lại căn biệt thự cổ này với giá 35 triệu USD, tương đương khoảng 700 tỷ đồng.

Do công trình nằm trong danh sách được bảo tồn nên chủ sở hữu chỉ được trùng tu, sửa chữa nguyên trạng mà không được xây dựng mới.

Trương Mỹ Lan bỏ ra hàng chục triệu USD để mua biệt thự cổ.

Giai đoạn này, Sở Xây dựng TP.HCM đã cấp phép xây dựng cho Công ty Stonewest Limited của Singapore là nhà thầu mà Trương Mỹ Lan đã thuê để thực hiện công hiện trùng tu lại theo nguyên bản vào năm 2019.

Để trùng tu căn biệt thự Phương Nam, nhiều chuyên gia đã cùng nhau nghiên cứu, khảo sát trong khoảng thời gian gần 3 năm và dự kiến công tác trùng tu toà nhà sẽ hoàn thành vào cuối năm 2022.

Tuy nhiên, ngay sau khi Trương Mỹ Lan bị bắt, nhà thầu thi công xây dựng tại đây đã rút đi, công trình ngưng thi công từ đó đến nay.

Giai đoạn căn biệt thự thuộc sở hữu của gia đình bị cáo Trương Mỹ Lan, ở thời điểm thị trường bất động sản sôi động, căn biệt thự cổ này đã từng có lúc được rao bán với giá lên đến 47 triệu USD.

Tại phiên toà xét xử vụ án Vạn Thịnh Phát, khi nhắc đến căn biệt thự này, bị cáo Trương Mỹ Lan đã trình bày, xin không kê biên tài sản này mà trả lại cho con gái của bị cáo để tiếp tục sửa chữa, bảo tồn di tích cho Việt Nam.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 16/11, Đài Hà Nội đã tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Diễn đàn đã mang đến những thông tin quan trọng về thực trạng thị trường BĐS hiện nay, những giải pháp kiến nghị đến các cơ quan chức năng thông qua các tham luận và ý kiến của các chuyên gia.

Thực hiện Công điện số 112/CĐ-TTg ngày 6/11/2024 của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị và địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại, sớm hoàn thành, đưa vào sử dụng các dự án, công trình tồn đọng.

Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển” do Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức 8h sáng nay (16/11) tại khách sạn JW Marriott.

Với mục tiêu tìm kiếm giải pháp để đưa thị trường bất động sản phát triển lành mạnh, an toàn và bền vững, sáng 16/11, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội chủ trì tổ chức Diễn đàn “Để thị trường bất động sản trở lại lành mạnh và phát triển”. Tham gia diễn đàn có đại diện lãnh đạo Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng, lãnh đạo Thành phố Hà Nội cùng các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực kinh tế, bất động sản.

Thời gian qua, Đài Hà Nội liên tục phản ánh về sự thiếu minh bạch, phát triển không lành mạnh của thị trường bất động sản, khiến người dân rơi vào vòng xoáy của giá ảo, của chiêu trò đẩy giá, thông tin sai lệch. Tình trạng này ảnh hưởng rất lớn đến tính thanh khoản của thị trường, để lại nhiều hệ lụy.

Công viên Gia Lâm là công trình trọng điểm của huyện trong năm 2024, tuy nhiên, những vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng đang khiến cho dự án khó có thể hoàn thành theo kế hoạch.