Nguồn vốn chính sách xã hội giúp nhiều phụ nữ khó khăn
Được ví như những cánh tay nối dài của Ngân hàng chính sách xã hội, các Tổ tiết kiệm và vay vốn đã phát huy tốt vai trò là cầu nối chuyển tải nguồn vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đến các hội viên phụ nữ trên địa bàn thành phố.
Gia đình chị Bùi Thị Hường sinh sống tại xã Đan Phượng là một trong những hội viên thoát nghèo vươn lên trong phong trào phát triển kinh tế của huyện Đan Phượng. Trước đây, gia đình chị Hường chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng nên kinh tế gia đình rất khó khăn. Qua nhiều kỳ được tiếp cận nguồn vốn, đặc biệt là năm 2022, chị Hường được Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Đan Phượng cho vay 70 triệu đồng thông qua nguồn vốn uỷ thác của Ngân hàng chính sách xã hội.
Có vốn chị đầu tư mở rộng trang trại trồng nho hạ đen và rau sạch. Nhờ chăm chỉ, chịu khó và áp dụng kỹ thuật vào trồng trọt, trang trại của gia đình chị ngày càng phát triển và cho thu nhập ổn định.
Nhằm tạo điều kiện cho hội viên phụ nữ có cơ hội tiếp cận nguồn vốn phát triển kinh tế, Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Minh Quang đã phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Ba Vì giải ngân cho 9 tổ tiết kiệm và vay vốn với hơn 300 hộ vay, tổng số tiền là gần 21 tỷ đồng.
Nguồn vốn được các hội viên sử dụng để kinh doanh, buôn bán, chăn nuôi… phát triển kinh tế gia đình, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 6 hộ nghèo, hộ cận nghèo xuống còn 33 hộ.
Những năm qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố luôn phối hợp chặt chẽ với chi nhánh Ngân hàng chính sách xã hội thành phố làm tốt công tác ủy thác cho vay để các hội viên phụ nữ được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi phát triển kinh tế.
Đến 30/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ đang dư nợ trên 8.500 tỷ đồng và là đoàn thể có vốn dư nợ ngân hàng chính sách cao nhất. Từ nguồn vốn ưu đãi này đã giúp hội viên, phụ nữ có điều kiện phát triển sản xuất, nuôi trồng, buôn bán nhỏ, phát triển kinh tế hộ gia đình, từng bước vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.
Việc phối hợp cho vay qua Tổ tiết kiệm và vay vốn giữa Ngân hàng chính sách xã hội và Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố đã giúp đơn giản hóa thủ tục, tiết kiệm chi phí, thời gian, tạo điều kiện thuận lợi nhất để hội viên phụ nữ được tiếp cận vốn ưu đãi và dịch vụ tiện ích của ngân hàng. Thông qua đó, nguồn vốn đến tay người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả, tiếp sức kịp thời cho nhiều hội viên phụ nữ vươn lên phát triển kinh tế.
- Những mô hình sản xuất, chế biến nông sản hiệu quả cao | Nông nghiệp nông thôn | 18/07/2024
- Tổng nguồn vốn tín dụng chính sách đạt gần 373.000 tỷ đồng
- Phụ nữ Thủ đô tuyên truyền bảo vệ chủ quyền biển đảo
- Tín dụng chính sách góp phần bảo đảm an sinh xã hội
- Phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách
Sáng 22/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội tổ chức chung khảo cuộc thi “Tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
Hà Nội giao các đơn vị liên quan hạ ngầm đường dây cáp đi nổi, đặc biệt tại 4 quận nội đô hoàn thành trong năm 2026. Việc hạ ngầm đường dây, cáp đi nổi sẽ được giao trách nhiệm thực hiện cho các địa phương.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành Nghị quyết số 1286 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của TP Hà Nội giai đoạn 2023-2025, quy định việc sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Chiều nay, 21/11, Đài Hà Nội và Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị thành phố Hà Nội đã ký kết hợp tác tăng cường truyền thông về giao lưu văn hóa, hợp tác quốc tế và đối ngoại nhân dân trên Đài Hà Nội.
Trợ lý ảo hỗ trợ người nộp thuế, sản phẩm trí tuệ nhân tạo do Cục Thuế thành phố Hà Nội nghiên cứu, phát triển đã được Tổng cục Thuế tổ chức ra mắt sáng nay, 21/11.
Sau 11 tháng triển khai, Hà Nội đã cơ bản hoàn thành 19 nhiệm vụ trọng tâm năm 2024 của Đề án 06 do Chính phủ giao. Thông tin được nêu tại Hội nghị giao ban thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của đề án 06 trên địa bàn thành phố Hà Nội, diễn ra chiều 21/11.
0