Nguy cơ lây lan bệnh bạch hầu trong cộng đồng là không lớn

Thời gian gần đây, bệnh bạch hầu quay trở lại. Bệnh xuất hiện chủ yếu ở những vùng trũng về tiêm chủng, có bệnh bạch hầu lưu hành nhiều năm. Do vậy, nguy cơ lây lan bệnh bạch hầu trong cộng đồng là không lớn. Tuy nhiên, bạch hầu là bệnh có tốc độ lây lan nhanh, biến chứng nguy hiểm và tỷ lệ tử vong cao nên người dân không được chủ quan.

Thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, nhờ phát hiện sớm và điều trị dự phòng, sử dụng thuốc kháng sinh để diệt vi khuẩn bạch hầu, nữ bệnh nhân ở Bắc Giang hồi phục nhanh chóng. Bệnh nhân không gặp các biến chứng nghiêm trọng. Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân chưa xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.

Vào chiều qua, bệnh nhân đã được chuyển xuống tuyến dưới tiếp tục theo dõi. Để tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu trên địa bàn tỉnh, ngành y tế Bắc Giang đã tiến hành tổ chức tổ chức tập huấn cập nhật kiến thức về công tác giám sát, cách ly, lấy mẫu xét nghiệm, chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu cho toàn bộ nhân viên y tế tham gia công tác khám, chữa bệnh trên địa bàn nhằm phát hiện sớm ca bệnh nghi ngờ để cách ly, điều trị sớm.

Bác sĩ chuyên khoa 2 Lê Tiến Cương - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang cho biết: "Bạch hầu có thời gian ủ bệnh 2-5 ngày, triệu chứng ban đầu giống viêm họng như đau họng, ho, khó nuốt, sốt. Đa số bệnh nhân sau đó dần hồi phục, một số trường hợp có thể tiến triển nặng và nguy hiểm. Biến chứng nghiêm trọng của bệnh bạch hầu đó là giả mạc phát triển nhanh, lan tỏa xuống đường hô hấp gây ra tình trạng bít tắc đường hô hấp. Sau có thể dẫn đến các triệu chứng nặng như viêm cơ tim, viêm thanh quản, suy hô hấp, ngạt thở, suy thận, tổn thương thần kinh. Nếu không được điều trị bằng thuốc đặc hiệu thì có thể dẫn tới tử vong."
PGS.TS Nguyễn Thái Sơn - Chuyên gia Vi sinh, Phó Giám đốc Trung tâm Xét nghiệm, Hệ thống Y tế Melatec lưu ý vi khuẩn bạch hầu có khả năng sống lâu và có khả năng lây gián tiếp qua đồ, đồ chơi của trẻ.

Các chuyên gia cảnh báo, dù hiện tại nguy cơ lây lan bệnh bạch hầu trong cộng đồng là không lớn

Bệnh bạch hầu thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm nhóm B theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, có khả năng lây truyền nhanh, gây tử vong cao, buộc phải cách ly, nghiêm cấm hành vi che giấu, không khai báo. Bệnh bạch hầu có tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%, lên đến 20% ở trẻ dưới 5 tuổi và người lớn trên 40 tuổi. Theo PGS.TS Phạm Quang Thái, Phó Trưởng khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm - Viện vệ sinh dịch tễ TW, sau khi hoàn tất lịch tiêm chủng vắc xin 5 trong 1 hoặc 6 trong 1 trong 2 năm đầu đời, trẻ cần tiêm nhắc một mũi vắc xin có thành phần bạch hầu vào lúc 4 - 6 tuổi và 9-15 tuổi. Người lớn cần tiêm nhắc vắc xin có thành phần bạch hầu 10 năm/lần.

Theo các chuyên gia, nguy cơ bạch hầu lây lan ra cộng đồng hiện nay là không lớn, các ca bệnh hiện nay phát hiện mang tính chất lẻ tẻ do hầu hết các đối tượng trẻ em đều đã được tiêm phòng vaccine khi còn nhỏ. Chỉ có những trẻ chưa được tiêm phòng hoặc tiêm chưa đầy đủ theo lịch tiêm chủng thì mới có khả năng mắc bệnh.
Chương trình tiêm chủng mở rộng đã đem lại nhiều hiệu quả để phòng các bệnh dịch thông thường. Ở những nơi vùng sâu vùng xa, độ bao phủ tiêm chủng thấp sẽ dẫn tới lỗ hổng miễn dịch và do đó bệnh còn lưu hành và khó có thể dập tắt. Trẻ em cần phải tiêm đầy đủ, đúng lịch để có miễn dịch cộng đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

100% trạm y tế ở 10 tỉnh vùng cao, miền núi, khó khăn sẽ được triển khai khám, chữa bệnh từ xa thông qua việc áp dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI).

Chiều 21/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Dược, trong đó nghiêm cấm hành vi bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử với thuốc kê đơn.

Bệnh viện Đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) vừa tiếp nhận 7 nạn nhân bị ngộ độc thực phẩm do ăn thịt của chó bị bệnh.

Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.

Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.

Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.