Nguy cơ mất ATGT tại bến khách ngang sông

Đến thời điểm này, lũ đã rút, mực nước sông Hồng trở về ngưỡng bình thường. Tuy nhiên, trước diễn biến phức tạp của mùa mưa bão, những nguy cơ tiềm ẩn về mất ATGT trên sông Hồng thì vẫn còn đó.

Hành khách ngay khi lên phà là phải mặc áo phao. Đây là yêu cầu của chủ phương tiện nhằm chấp hành đúng quy định của luật giao thông đường thủy nội địa; đồng thời, cũng để đảm bảo lộ trình qua sông an toàn. Nhiều người quá giang thụ động chấp hành, bởi với họ, đó là do đang trong mùa mưa bão, lũ lụt mà thôi. “Đang lũ lụt thì mình phải bảo vệ thân mình trước. Mỗi ngày hai lượt đi về thì phải mặc áo phao cho an toàn”, bà Văn Thị Sơn (xã Tân Châu,  huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên) bày tỏ.

Dù mặc áo phao khi qua sông với lý do gì thì những trường hợp chấp hành như bà Sơn là rất hiếm hoi; còn thông thường, áo phao trên phà sẽ bị bỏ không.

Huyện Thường tín có 9 bến khách ngang sông Hồng kết nối phía bên kia là tỉnh Hưng Yên. Mỗi ngày, vẫn có hàng nghìn lượt người và phương tiện qua sông. Song, điều dễ thấy, quy định mặc áo phao với hành khách, nhân viên lái phà khi sang sông dường như bị quên lãng. Dù cho phương tiện nào cũng đã trang bị đầy đủ áo phao và đều bố trí ở những vị trí dễ thấy, dễ lấy. Đáng nói, ngay cả nhân viên quản lý, vận hành bến và lái phà cũng thờ ơ, bỏ qua các quy định về đảm bảo an toàn giao thông đường thủy. Còn chủ bến thì lại cho rằng, đó là lỗi của hành khách.

Ông Nguyễn Tùng Lâm, quản lý bến khách ngang sông Đại Lộ - Vạn Phúc (xã Ninh Sở, huyện Thường Tín) cho biết: “Thực sự có những trường hợp người dân thiếu ý thức, chỉ mặc áo phao khi mới lên phà, rồi sao đó lại cởi ra".

Rất nhiều người không chấp hành quy định mặc áo phao trên phà khi sang sông.
Rất nhiều người không chấp hành quy định mặc áo phao trên phà khi sang sông.

Nước lũ đã rút trên sông Hồng, nhưng dòng chảy xiết vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn với người và phương tiện qua sông. Do vậy, mỗi người dân, người điều khiển phương tiện, doanh nghiệp vận tải cần tuân thủ và chấp hành nghiêm quy định luật giao thông đường thủy nội địa khi lưu thông thông trên sông Hồng; đồng thời, lực lượng chức năng, cơ quan quản lý cũng cần đẩy mạnh công tác kiểm tra, tuyên truyền và xử phạt với các hành vi cố tình không chấp hành.

Ông Nguyễn Văn Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Sở cho biết, để đảm bảo hạn chế thấp nhất thiệt hại khi xảy ra sự cố đường thủy, địa phương cũng liên tục kiểm tra, nhắc nhở các đơn vị chủ bến tàu, bến phà; đồng thời, phối hợp với Đội CSGT đường thủy, Hạt quản lý đê điều để giám sát và đặc biệt nhắc nhở chủ bến, hành khách khi qua sông chấp hành nghiêm các quy định luật giao thông đường thủy nội địa. Qua nhắc nhở của chính quyền địa phương, đơn vị kinh doanh vận tải đã yêu cầu hành khách mặc áo phao, song việc làm này cần duy trì thường xuyên, liên tục, với mỗi chuyến, mỗi lượt khách qua sông thay vì đối phó mỗi khi có lực lượng chức năng xuống kiểm tra, nhắc nhở.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính gần 8,7 tỷ đồng đối với Công ty cổ phần Tập đoàn Hanaka cùng 15 cơ sở sản xuất tại Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá vì hàng loạt vi phạm về môi trường, phòng cháy chữa cháy và xây dựng.

Một em học sinh do đi nhanh, không quan sát kịp đã gặp tai nạn và bị xe tải cán qua.

Bị trừ hết điểm bằng lái, lái xe sẽ không được điều khiển phương tiện trong thời gian 6 tháng. Đây là quy định tại Thông tư 65 năm 2024 của Bộ Công an quy định kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ để được phục hồi điểm giấy phép lái xe (GPLX).

UBND thành phố Hà Nội vừa phê duyệt "Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn thành phố".

Tại kỳ họp chuyên đề ngày 19/11 vừa qua, HĐND thành phố đã thông qua đề án “Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội’’.

Người lái chiếc xe Suzuki ngay đoạn vào cua đã bất ngờ vượt ẩu, hậu quả là lao vào một xe container đi ngược chiều.