Nguy cơ nhiễm ký sinh trùng từ thực phẩm sống
Lên cơn co giật không rõ nguyên nhân, nhưng bệnh nhân Nghinh Văn Sằn vẫn vô tư ăn tiết canh được chế biến từ lợn nuôi trong nhà. Chỉ khi lên cơn co giật cấp, liên tục, được chuyển tuyến lên bệnh viện Đặng Văn Ngữ, ông mới biết mình bị sán não.
Ông Nghinh Văn Sằn – Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang cho biết: "Cũng lâu lâu mới ăn, không ăn đều đâu, tiết canh lợn mình tự làm, cũng ngạc nhiên thật đấy, vì không biết nên mình mới ăn".
Một bệnh nhân khác có các triệu chứng choáng váng, đau đầu trong một thời gian dài, nhưng sau khi làm nhiều xét nghiệm, các bác sĩ tại tuyến dưới vẫn không tìm ra nguyên nhân. Chỉ khi chụp cộng hưởng từ mới phát hiện ổ sán tại hệ thần kinh trung ương.
Anh Lù Văn Chức – Huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang cho biết: "Lúc đầu tôi không nghĩ bị thế này đâu, nhưng đi thì các bác hỏi có hay ăn đồ sống không thì các bác bảo bị sán não rồi".
Bệnh viện Đặng Văn Ngữ vẫn thường xuyên tiếp nhận những trường hợp sán trên não tương tự. Nhiều bệnh nhân còn phát hiện cả ở não, cơ và đáy mắt, gây nhức mắt, giảm thị lực . Đây đều là những người có sở thích ăn các đồ tái, đồ sống như thịt sống, nem chạo, nem thính, tiết canh.
TS. Trần Huy Thọ, Phó Giám đốc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương cho biết: sán não thường có những bệnh nhân mắc nhiều năm, có bệnh nhân chỉ 3-6 tháng, thời gian đầu chỉ nổi cục nang.
Bệnh về ký sinh trùng thường diễn biến âm thầm, không ít bệnh nhân khi thấy người yếu, có cơn co giật hoặc ngứa khắp người mới đi khám. Thậm chí nhiều bệnh nhân nhiễm sán lá gan nhưng lại được chẩn đoán thành bệnh ung thư.
Ông Ngọ Văn Thuyết – Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang cho biết: "Tôi lên bệnh viện tỉnh thì người ta siêu âm, xét nghiệm máu, kết luận người ta bảo trong gan có khối u".
Theo Bác sĩ Bùi Thị Bảo Nhi - Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương: nguyên nhân thường gặp do ăn rau sống, thủy sinh, rau cần, triệu chứng không rầm rộ.
Để phòng chống các bệnh do giun sán, người dân cần bỏ thói quen ăn thực phẩm tái, sống. Người dân nên duy trì thói quen ăn chín, uống nước đun sôi để nguội, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Vừa qua, Bộ Y tế và Hội Vận động hiến mô, bộ phận cơ thể người Việt Nam đã phát động hiến mô tạng “cho đi là còn mãi” tại Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư mới quy định về phương pháp định giá dịch vụ khám chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73.
Việc khám sàng lọc khiếm thính, phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh về chức năng nghe cho trẻ mầm non là rất quan trọng. Đây là một trong những hoạt động quan trọng của Đề án sàng lọc trước sinh và sơ sinh của thành phố đã và đang được triển khai miễn phí tại 10 quận, huyện ở Hà Nội.
Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Báo cáo của gần 700 cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước cho thấy, chỉ tính riêng năm 2023 đã có 1.224 ca nhập viện do sử dụng thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng.
Theo Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội, người mắc sởi trong thời gian gần đây tiếp tục gia tăng, đặc biệt là nhóm trẻ từ 6 tháng đến dưới 9 tháng tuổi và trên 11 tuổi, mặc dù nhiều trẻ đã được tiêm phòng.
0