Nguy cơ tiềm ẩn TNGT đường sắt luôn hiện hữu

Nỗi lo mất ATGT đường sắt, vấn đề được đề cập rất nhiều trong thời gian qua. Vậy nguyên nhân do đâu. Người dân chủ quan, thiếu ý thức, ngành chức năng thiếu quan tâm hay còn một lý do nào đó... Ghi nhận tại quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, TP Hà Nội.

Sinh sống ở đây nhiều năm, những người dân ở bên cạnh đường ray qua khu vực phường đã quá quen với cảnh lộn xộn và những vụ tai nạn thương tâm từng xảy ra.

Chứng kiến cảnh tượng ấy, dù muốn giúp đỡ mọi người khi qua đoạn giao cắt này, nhưng với một người dân bình thường không thể có một biện pháp hữu hiệu...

Anh Lê Thanh Hà, Ngọc Hồi, Huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội chia sẻ: ''Ở đây đã xảy ra rất nhiều vụ tai nạn thương tâm, nhiều khi chứng kiến cũng không thể làm gì được. Người băng qua đường không để ý bị tàu đâm... đa phần là người lạ nơi khác đến...''

Nguy cơ tiềm ẩn TNGT đường sắt luôn hiện hữu

Hệ thống hộ lan bảo về lộ giới an toàn đường sắt khu vực này đoạn có, đoạn không và cũng chẳng ai biết lý do. Đơn vị quản lý không lắp đủ hay một ai đó đã tự ý tháo dỡ...

Mỗi đoạn bỏ không lại xuất hiện một đường ngang dân sinh, cái tiện lợi đi cùng với sự nguy hiểm sát cận... mạnh nhà nào nhà nấy đi, người kê gạch, người đổ bê tông cắt qua đường ray.

Hiện tượng này xuất hiện dọc cả tuyến đường. Lý do của hiện trạng này một phần là do không có đường gom, trước cửa mỗi nhà hướng ra đường sắt thì coi như sân nhà mình, thậm chí còn kẻ vạch là ranh giới.

Mỗi đoạn bỏ không lại xuất hiện một đường ngang dân sinh

Ông Trần Hữu Thọ, Xã Tứ Hiệp, Huyện Thanh Trì, Tp Hà Nội cho biết: ''Nguyện vọng của nhân dân chúng tôi là có một cái đường gom, để cho trẻ con, người già, người lớn đi trong cái đường gom ấy, đến một điểm nào đó thì rẽ ra tại điểm chung thì sẽ an toàn hơn...''

Tương lai có thể phải kiện toàn lại hệ thống đường sắt và nhất là đoạn trong thành phố và những nơi lưu lượng xe qua lại nhiều...

Ts Khương Kim Tạo, Nguyên Phó Chánh Văn Phòng Ủy Ban An Toàn Giao Thông Quốc Gia cho biết: ''Muốn tốt, trong tương lai có thể phải kiện toàn lại hệ thống đường sắt. Trước mắt phải kiện toàn những đoạn đường sắt trong thành phố và những nơi lưu lượng xe qua lại nhiều...''

Trước thực trạng này, hy vọng ngành chức năng sẽ đưa ra được câu trả lời chính xác và chính quyền địa phương có những giải pháp hữu hiệu, giải quyết được vấn đề cấp bách về an toàn giao thông tại đây...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Đảo Lý Sơn bắt đầu có gió to, sóng lớn, biển động mạnh do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới. Từ 12h trưa nay, Quảng Ngãi sẽ cấm tất cả các tàu, thuyền ra biển hoạt động (bao gồm cả phương tiện vận tải hành khách tuyến Sa Kỳ - Lý Sơn và ngược lại).

Lực lượng chức năng tỉnh Quảng Bình bắt đầu hướng dẫn ngư dân neo đậu tàu thuyền, đồng thời triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và phương tiện tại các khu vực tránh trú bão. Lệnh cấm biển bắt đầu có hiệu lực từ 0 giờ ngày 19/9.

Sáng 18/9, thông tin cụ thể về diễn biến áp thấp nhiệt đới, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia cảnh báo về hiện tượng lũ quét có thể xảy ra tại Trung Bộ.

Hồi 10 giờ ngày 18/9, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,1 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 180km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; di chuyển chủ yếu theo hướng Tây với tốc độ khoảng 15km/h.

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch sẽ tổ chức một số chương trình nghệ thuật nhằm quyên góp, ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phố miền Bắc chịu thiệt hại nặng nề do bão, lũ gây ra.

Ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão số 4 khiến nhiều địa phương ở miền Trung bắt đầu có mưa lớn kéo dài.