Nguy cơ ung thư mắt do khám, điều trị muộn
Một bé trai được phát hiện ung thư nguyên bào võng mạc sau một lần đau mắt đỏ khi bé tròn 7 tháng tuổi. Khi đau mắt không thuyên giảm, gia đình đưa đi khám mới phát hiện bệnh và buộc phải phẫu thuật bỏ một bên mắt. Bên còn lại được tiếp tục theo dõi để loại bỏ tiếp nhân của khối u.
Anh Dương Đình Định – Thái Nguyên cho biết: "không nghĩ là bệnh này mà cũng chưa nghe thấy bao giờ. Em nghe xong choáng lắm, bàng hoàng khi nghe bệnh của cháu".
Một bé gái khác khi có biểu hiện mắt lác lúc ba tháng và có chấm trắng bên trong, mẹ của bé đã cho đi khám và phát hiện bé bị mắc căn bệnh ung thư. Sau khi loại bỏ khối u ở một bên mắt, mắt còn lại của bé đã dần ổn định.
Chị Ngô Thị Hồng Thắm – Gia Lâm, Hà Nội cho biết: “hồi đầu cũng khá bất ngờ vì chưa biết căn bệnh này như thế nào, sau đấy con bị bệnh mới tìm hiểu căn bệnh này là do biến đổi gen”.
Hiện Bệnh viện Mắt Trung ương đang theo dõi và điều trị cho hơn 300 trẻ mắc ung thư mắt, mỗi năm phát hiện hơn 60 trẻ mắc. Đây là căn bệnh do khối u bên trong nội nhãn, thường ở trẻ dưới 6 tuổi. Ở giai đoạn sớm, bệnh không biểu hiện đặc thù, nhưng khi xuất hiện dấu hiệu lác mắt hoặc đốm trắng ở lòng đen, còn gọi ánh đồng tử trắng thì nguy cơ khối u đã to.
TS BS Phạm Minh Châu - Phó Trưởng khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương cho biết: "Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì khối u ác tính mất kiểm soát dần phá vỡ con mắt, xâm lấn hốc mắt xung quanh và âm thầm đi vào não gây tử vong nếu phát hiện sớm thì tỷ lệ sống của bệnh này rất cao lên tới 95%”.
Theo các bác sĩ, bệnh ung thư mắt có yếu tố di truyền, có trẻ từ một tháng tuổi đã được phát hiện có khối u, điều trị ngay hoàn toàn giữ được thị lực cho trẻ. Việc thành lập đơn vị ung bướu mắt tại bệnh viện nhằm phát triển hơn các phương pháp điều trị bảo tồn nhãn cầu, bảo tồn thị lực tốt. Bên cạnh đó là công tác đào tạo, chỉ đạo tuyến, tăng cường tuyên truyền, giáo dục nhằm phát hiện sớm và quản lý tốt các bệnh nhân ung thư mắt.
Sở Y tế Hà Nội và Cơ quan Quản lý các bệnh viện công Paris đã ký kết thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2024 - 2029.
Theo Bộ Y tế, Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng - mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu. Việc phòng chống kháng thuốc đòi hỏi sự tham gia của các bộ, ngành, địa phương và toàn xã hội.
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 37 quy định nguyên tắc xây dựng, cập nhật danh mục thuốc, các tiêu chí xem xét thuốc đưa vào danh mục, xem xét thuốc cần quy định tỉ lệ, điều kiện thanh toán BHYT, xem xét đưa thuốc ra khỏi danh mục; bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện.
Sở Y tế Hà Nội vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe giữa ngành Y tế Hà Nội và Hiệp hội các Công ty Điều phối Y tế Quốc tế Nhật Bản (JIMCA) giai đoạn 2024 - 2029.
Trên thế giới đã xuất hiện các vi khuẩn kháng với hầu hết kháng sinh, còn gọi là vi khuẩn siêu kháng thuốc. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn vừa ký ban hành quyết định phê duyệt Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc trong y tế giai đoạn 2024 - 2025.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, tuần qua, toàn thành phố ghi nhận 25 ca mắc sởi, tăng 9 ca so với tuần trước đó; trong đó 20 ca mắc chưa tiêm vaccine phòng sởi, 5 ca mắc chưa tiêm đầy đủ vaccine.
0