Nguy cơ xung đột hạt nhân Nga - NATO

Việc NATO tiếp tục mở rộng thành viên, đưa liên minh quân sự này đến gần hơn các phần biên giới của Nga đã thúc đẩy Moscow tăng cường triển khai vũ khí hạt nhân. Theo giới quan sát, vị trí địa lý của Belarus khiến cho vũ khí hạt nhân chiến thuật của Nga ở đây có tác dụng răn đe chiến lược lớn đối với một số nước NATO như Ba Lan, Đức, các quốc gia Baltic và thậm chí cả các nước Bắc Âu. Vòng luẩn quẩn đang lớn dần lên, làm leo thang chạy đua vũ trang hạt nhân, nếu không được kiểm soát có thể dẫn tới một thảm họa chiến tranh hạt nhân với những hậu quả khôn lường mang tính toàn cầu.

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg từng tuyên bố NATO không là một bên tham chiến trong cuộc xung đột ở Ukraine và sẽ không điều động binh sĩ tới Ukraine. Liên minh này không có nghĩa vụ can thiệp vào cuộc xung đột, do Ukraine không phải là một quốc gia thành viên.

Trong cuộc họp báo ngày 2/5/2022, Thư ký báo chí Nhà Trắng khi đó là bà Jen Psaki cũng thẳng thắn tuyên bố xung đột Nga - Ukraine không phải là cuộc chiến ủy nhiệm. NATO và Mỹ không tham gia cuộc chiến này. 

Tuy vậy, tài liệu mật của Mỹ và NATO với kế hoạch hỗ trợ Ukraine bị rò rỉ mới đây có thể là bằng chứng cho thấy sự can dự của các nước này vào cuộc xung đột. Theo giới quan sát, nếu đúng, sự can dự ấy sẽ chỉ khiến xung đột tiếp tục kéo dài và dẫn đến một cuộc chiến ủy nhiệm không hồi kết. Không chỉ vậy, việc NATO tiếp tục mở rộng thành viên, đưa liên minh quân sự này đến gần hơn các phần biên giới của Nga, còn có nguy cơ làm xung đột leo thang nguy hiểm, thúc đẩy Maxcơva tăng cường triển khai vũ khí hạt nhân.

Ngày 4/4, quốc kỳ Phần Lan lần đầu tiên được kéo lên tại trụ sở Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ở Brussels (Bỉ), vào đúng dịp kỷ niệm 74 năm ngày thành lập khối quân sự này. Sự kiện đánh dấu sự thay đổi chiến lược của Helsinki, chấm dứt nhiều thập kỷ không liên kết quân sự.

Phản ứng về sự kiện trên, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cảnh báo rằng tư cách thành viên NATO của Phần Lan sẽ buộc Nga thực hiện các biện pháp đối phó để đảm bảo an ninh chiến thuật và chiến lược của chính mình, vì sự liên kết quân sự của Helsinki là sự leo thang của tình hình và xâm phạm an ninh của Nga. 

“NATO đang mở rộng hướng về phía biên giới Nga chứ không phải Nga đang áp sát biên giới NATO với cơ sở hạ tầng quân sự của mình. Sự dịch chuyển này khiến chúng tôi phải lo ngại về an ninh quốc gia. Và mỗi khi NATO tiến gần hơn tới biên giới của chúng tôi, Nga sẽ hành động để tái cân bằng toàn bộ cấu trúc an ninh trên lục địa”, ông Dmitry Peskov nói.

Theo giới quan sát, tư cách thành viên NATO của Phần Lan sẽ kéo dài chiến tuyến của Liên minh quân sự này với Nga thêm 1.300 km, làm gia tăng thêm áp lực lên vùng Tây Bắc nước Nga. Nếu một lúc nào đó, NATO triển khai tên lửa tới Phần Lan thì Nga sẽ có ít sự lựa chọn nào khác ngoài việc triển khai vũ khí hạt nhân tới vùng Baltic và Scandinavia. Khi ấy, đối đầu quân sự giữa Nga và NATO sẽ xấu đi và khả năng chiến tranh hạt nhân gia tăng. 

Đặc biệt, trong bối cảnh Mỹ đã từ lâu triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở các nước châu Âu, bao gồm Bỉ, Đức, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ, Nga mới đây đã tạo răn đe bằng việc triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus. Ông Dmitry Suslov, Phó Giám đốc phụ trách nghiên cứu tại Hội đồng Chính sách Đối ngoại và Quốc phòng Nga, nhận định việc Nga đã chuyển giao các hệ thống tên lửa chiến thuật Iskander-M có khả năng mang đầu đạn hạt nhân cho Belarus có hai lý do. Lý do thứ nhất liên quan bản chất đối đầu lâu dài giữa Nga và phương Tây; quyết định của Mỹ và NATO tiến hành quân sự hóa lâu dài toàn diện châu Âu; sự gia tăng mạnh mẽ hiện diện quân sự của Mỹ và NATO ở Trung và Đông Âu, làm thay đổi cân bằng quân sự. Lý do thứ hai là Nga muốn gửi thông điệp cảnh báo tới NATO rằng chính sách chiến tranh hỗn hợp chống Nga là rất nguy hiểm bởi NATO đang gia tăng khối lượng, quy mô và chất lượng viện trợ quân sự cho Ukraine. Theo quan điểm của Nga, NATO muốn làm cho Nga bị đánh bại về mặt chiến lược.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngoài vấn đề tài chính khí hậu, chuyển đổi năng lượng sạch toàn cầu là một vấn đề đang thu hút sự quan tâm của dư luận tại Hội nghị lần thứ 29 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đang diễn ra ở Azerbaijan. Đa phần ý kiến tại hội nghị COP29 đều ủng hộ chuyển đổi năng lượng sạch, song cần lộ trình chuyển đổi rõ ràng để đảm bảo phát triển bền vững.

Trong bối cảnh chính trị Mỹ đang trải qua những biến động mạnh mẽ, ông Donald Trump đã khiến nhiều người đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác với những lựa chọn nội các lần này.

Cuộc xung đột Nga-Ukraine đã chính thức bước sang ngày thứ 1.000 vào hôm nay, 19/11/2024. Ukraine đang đối mặt với một mùa đông nữa, khi các cơ sở năng lượng bị phá hủy nghiêm trọng, lượng dự trữ đạn dược ngày càng cạn kiệt.

Xung đột Nga - Ukraine bước vào một bước ngoặt mới khi Tổng thống Mỹ Joe Biden được cho là đã cho phép Kiev dùng vũ khí viện trợ tầm xa để tấn công sâu vào Nga.

Năm 2024, thế giới đang chứng kiến sự gia tăng đáng lo ngại về ô nhiễm bầu khí quyển, lượng khí CO2 trong bầu khí quyển tăng cao kỷ lục, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Vì vậy, tìm hiểu nguyên nhân và các giải pháp khắc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường không khí có một ý nghĩa rất quan trọng.

Tuần lễ cấp cao APEC 2024 quy tụ khoảng 20.000 đại biểu đến từ 21 nền kinh tế thành viên trên khắp châu Á, Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Với chủ đề năm APEC 2024 là “Trao quyền, Bao trùm, Tăng trưởng”, nước chủ nhà Peru kỳ vọng thông qua các Hội nghị lần này thúc đẩy sự thịnh vượng lớn hơn trong khu vực.