Nguy hiểm khi trẻ ở trong xe kín dưới trời nắng nóng

Theo giới y khoa, sốc nhiệt là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các trường hợp trẻ tử vong trên ô tô không liên quan tới va chạm hay tai nạn khác, càng nguy hiểm hơn nếu trẻ ở một mình trong xe dưới trời nắng nóng.

Trong vòng 1 giờ, nhiệt độ chiếc xe hơi để ở khu vực chiếu nắng có thể lên tới 47 độ C, khu vực bảng điều kiển của xe thậm chí có thể lên tới trung bình 69 độ C, phần tay lái có thể đạt tới 53 độ C, phần ghế ngồi trung bình 51 độ C. Với nhiệt độ như vậy, bất cứ ai ngồi trên xe cũng có thể bị say nắng, thậm chí dẫn tới tử vong. Khó có thể nói chính xác trong bao lâu thì những tình trạng này sẽ xảy ra vì còn phụ thuộc vào tuổi tác, cân nặng và tình trạng cơ thể của người đó, nhưng hầu hết các trường hợp xảy ra khi nhiệt độ cơ thể đạt 40 độ C.

Nhiệt độ chiếc xe hơi ở khu vực bị chiếu nắng có thể tăng rất nhanh chỉ sau một giờ

Riêng trẻ em là đối tượng dễ bị tổn thương và có nguу cơ mắc bệnh liên quan tới nhiệt độ cao hơn người lớn vì cơ thể trẻ tạo ra nhiệt nhiều hơn so với kích thước cơ thể. Ngoài ra, khả năng làm mát qua mồ hôi của trẻ không được phát triển như người lớn. Vì vậу, một đứa trẻ nếu bị bỏ lại trên ô tô quá nóng chỉ vài phút thôi cũng cực kỳ nguy hiểm, thậm chí gây tử vong.

Để minh họa mức độ trẻ em dễ bị tổn thương, trang Omni Calculator, có trụ sở tại Mỹ đã phân tích những gì xảy ra khi trẻ em bị bỏ lại trên ô tô.

Khi trẻ ở trong xe với nhiệt độ ngoài trời là 24 độ:

Trong vòng 40 phút, trẻ sẽ ra mồ hôi, khát nước và có nguу cơ bị hạ thân nhiệt. 

Sau 60 phút, trẻ đổ mồ hôi nhiều, đỏ bừng mặt, nhịp tim tăng nhanh và trẻ có thể bị động kinh, co giật. 

Việc bỏ quên trẻ trong xe dưới thời tiết nắng nóng vô cùng nguy hiểm

Sau 90 phút, trẻ có thể bị đe dọa đến tính mạng và bao gồm ngất xỉu, mất nước, suy nhược, nôn mửa và khó thở.

Sau 160 phút, trẻ bị đau đầu dữ dội, chóng mặt, nhầm lẫn, ảo giác và mê sảng.

Không chỉ thế, khi ở trong xe lâu, trẻ có thể bị ngộ độc carbon monoxide (CO). Nồng độ CO trong xe tăng làm giảm lượng Oxi đi vào máu, khiến cơ thể bị sốc hoặc có thể đột ngột tử vong.

Ở trong xe một mình, trẻ dễ bị hoảng loạn khiến tăng năng lượng tiêu thụ

Bên cạnh yếu tố sinh học của cơ thể còn một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến trẻ đó là tâm lý. Do ở trong xe một mình nên trẻ dễ bị hoảng loạn, khi đó việc tiêu thụ năng lượng sẽ tăng lên. Nguy cơ tử vong có thể xảy ra dựa trên cơ chế toát mồ hôi, sau đó đến cạn nước, hạ huyết áp, tim ngừng đập nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, nếu trẻ ở trên xe trong khoảng thời gian dài sẽ đói dẫn đến sức lực cháu bé bị suy kiệt. 

Không chỉ ở Việt Nam mà các nước trên thế giới cũng đã ghi nhận nhiều sự việc đau lòng khi bỏ quên trẻ trên xe ô tô. Riêng tại Mỹ, tính từ năm 1990 đến nay, đã có hơn 900 trẻ em thiệt mạng vì nguyên nhân này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 26/9, Khu Quản lý đường bộ IV cho biết đã có văn bản báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam về tình trạng hư hỏng trên Quốc lộ 51 và đề xuất bổ sung kinh phí gần 52 tỷ đồng sửa chữa đột xuất tại các vị trí xung yếu.

Cục Cảnh sát Giao thông mới đây đã ban hành kế hoạch cao điểm bảo đảm trật tự, an toàn giao thông cho lứa tuổi học sinh trên địa bàn cả nước ,bắt đầu từ 1/10.

Theo người dân phản ánh, tuyến đường giao thông liên xã, đi qua hai huyện Thanh Oai - Thường Tín, Hà Nội đang xuống cấp nghiêm trọng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn.

Sáng 27/9, diễn ra Hội nghị Ban Tổ chức các hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày truyền thống Công an nhân dân (CAND) và 20 năm Ngày hội toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.

Sáng 27/9, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Nguyễn Doãn Toản đã tới thăm và tặng quà người có công tiêu biểu tại hai huyện Sóc Sơn, Mê Linh, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.

Gần đây, trên một số tuyến cao tốc đã xảy ra những vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng khiến nhiều người thương vong. Vậy, đâu là nguyên nhân?