Nguy hiểm tính mạng khi sử dụng thuốc nam trôi nổi

Bệnh viện Da liễu Trung ương vừa ghi nhận một bệnh nhân ở Thái Nguyên có tiền sử khỏe mạnh, nhưng sau khi đi khám bệnh miễn phí và mua thuốc nam về uống, đã bị đã bị dị ứng rất nặng.

Bệnh nhân bị dị ứng thuốc nam đang được điều trị tại Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Thời gian gần đây, các bệnh viện liên tiếp gặp những trường hợp bệnh nhân bị dị ứng do uống thuốc nam hoặc thuốc bắc phải vào để điều trị. Thậm chí nhiều trường hợp đến bệnh viện khi đã bị tổn thương gan, thận. Như trường hợp của bà Ngô Thị Hợp, 60 tuổi ở huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, vốn dĩ khỏe mạnh, vẫn có thể ra đồng làm việc; nhưng, nghe theo một người họ hàng, bà đã đi khám bệnh miễn phí tri ân và mua ba tháng thuốc để trị sỏi thận với giá 300 nghìn đồng. Sau khi uống, bà Hợp xuất hiện tổn thương bọng nước nhăn nheo, trợt da, hoại tử da rải rác tay chân, thân mình, sau đó nhanh chóng lan toàn thân. Khi đến khám tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, bà Hợp được chẩn đoán dị ứng thuốc thể TEN và được chỉ định nhập viện điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Thị Thảo Nhi, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, Bệnh viện Da liễu Trung ương.

Hoại tử thượng bì nhiễm độc hay còn gọi tắt là TEN (Toxic Epidermal Necrolysis) là một phản ứng nặng của da và niêm mạc, nguyên nhân phổ biến nhất là do thuốc, đặc trưng bởi tình trạng hoại tử lan tỏa và mất thượng bì. Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thảo Nhi, Khoa Điều trị bệnh da phụ nữ và trẻ em, các bệnh nhân dị ứng thuốc thể nặng như hội chứng TEN cần được điều trị và theo dõi chặt chẽ tại bệnh viện chuyên khoa, nằm trong phòng riêng cách ly, chăm sóc da đặc biệt để giảm nguy cơ nhiễm trùng, nhiễm độc. Đối với những bệnh nhân này, nếu không điều trị kịp thời, tổn thương da lan tỏa sẽ gây đau rát, mệt mỏi; tổn thương niêm mạc miệng gây khó khăn trong ăn uống; tổn thương da hoại tử diện rộng gây mất nước, mất dịch qua da và rất dễ nhiễm khuẩn da gây nhiễm khuẩn huyết, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng.

Phần da của bệnh nhân bị hoại tử thượng bì nhiễm độc.

Theo các bác sĩ, với những người bị hội chứng TEN, cùng với những tổn thương ngoài da, điều đáng lo ngại nhất là những trường hợp dị ứng nặng thì biến chứng sau điều trị còn có thể kéo dài gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bác sĩ Nguyễn Thị Thảo Nhi cũng cho biết, một thang thuốc đông y thường chứa rất nhiều vị thuốc, nhưng hiện chưa thể phân tích được hết từng vị để tìm ra đúng căn nguyên gây dị ứng. Đây cũng là một khó khăn cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân dị ứng thuốc nam.

Hiện nay có không ít bệnh nhân do tin tưởng lời giới thiệu của bạn bè, người thân nên đã tự điều trị tại nhà hoặc điều trị tại các cơ sở khám, chữa bệnh không được cấp phép. Điều này dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng rất lớn khi người kê đơn, bốc thuốc không đúng bệnh, không đúng liều lượng, thậm chí vị thuốc được thu mua không rõ nguồn gốc. Bởi vậy, để giảm và tránh nguy cơ dị ứng thuốc, bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương khuyến cáo người dân cần hết sức cảnh giác trước các lời quảng cáo, chào mời các loại sản phẩm thuốc y học cổ truyền, các thực phẩm chức năng hay các thuốc không đảm bảo về nguồn gốc, không có thông tin đầy đủ rõ ràng về giấy phép được cấp bởi Bộ Y tế. Khi nghi bị ngộ độc hoặc phản ứng bất lợi do một loại sản phẩm thuốc hoặc thực phẩm chức năng, cần giữ lại tất cả các mẫu vật còn lại cùng thông tin liên quan, để chuyển cho các cơ quan chức năng hoặc bệnh viện tuyến cuối kiểm tra, xét nghiệm, xác minh và có biện pháp ngăn chặn ngộ độc xảy ra với người khác./.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ngày 13/5, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã tiếp Tiến sĩ Saia Ma’u Piukala, Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương.

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM cho biết, trong tuần qua, TP.HCM ghi nhận 339 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng (tăng 12% so với trung bình 4 tuần trước).

Việt Nam là nước ASEAN duy nhất thực hiện ghép tạng trên 1.000 ca/năm, trong đó tạng từ người hiến chết não chiếm 6%, tạng hiến từ người sống 94%.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần (từ ngày 3 đến 10/5), thành phố ghi nhận 25 trường hợp mắc sốt xuất huyết, tăng 13 trường hợp so với tuần trước đó.

Một bệnh nhân nam 22 tuổi, ở thị xã Sơn Tây, Hà Nội khởi phát bệnh với triệu chứng đau rát họng, ăn uống kém kèm sốt, có cơn rét run. Bệnh nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng sốt cao 39 độ, co giật toàn thân, lơ mơ, cứng gáy... và được các bác sỹ chuẩn đoán là mắc não mô cầu.

Người đã tiêm vaccine Covid-19 AstraZeneca không cần xét nghiệm đông máu do nguy cơ gây huyết khối và giảm tiểu cầu chỉ xuất hiện trong 3-42 ngày sau tiêm. Đây là khuyến cáo mà Bộ Y tế vừa đưa ra.