Nguyên nhân hiện tượng cá chết tại hồ Tây

Sở Xây dựng Hà Nội vừa có báo cáo chính thức gửi UBND thành phố Hà Nội, lý giải nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết tại hồ Tây.

Theo Sở Xây dựng, qua phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước thành phố thực hiện quan trắc môi trường tại nhiều vị trí của hồ Tây trong thời gian qua, kết quả bước đầu cho thấy, nhiều chỉ số vượt quy chuẩn cho phép. 

Đơn cử, nồng độ oxy hòa tan của 7/7 mẫu đều nằm trên ngưỡng giới hạn tối thiểu cho phép (≥ 4 mg/l) khi có nồng độ dao động 6,95- 7,64 mg/l. 

Còn về chất lượng nước hồ, theo số liệu kết quả quan trắc tại điểm quan trắc tự động Trích Sài nhận thấy, thông số oxy hòa tan (DO) có thay đổi liên tục; cụ thể, có dấu hiệu giảm bắt đầu từ ngày 25/9 (DO là 3,6 mg/l), ngày 26/9 là 0,46mg/l, ngày 28/9 giảm xuống còn 0...

Hiện tượng cá chết trên mặt hồ Tây bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 9/2022.

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, nhận xét sơ bộ của liên ngành, hiện tượng cá chết do nhiều nguyên nhân. Trong đó có các nguyên nhân chủ yếu như: hiện tượng thiếu không khí, hàm lượng oxy giảm; khối lượng cá trong hồ nhiều, chất lượng nước ô nhiễm, có khí độc (do bùn, tảo,... gây ra), cá bị bệnh... 

Cũng theo Sở Xây dựng Hà Nội, hiện tượng cá chết trên mặt hồ Tây bắt đầu xuất hiện từ cuối tháng 9/2022. Số lượng cá chết lác đác, phân tán trên hồ vào ban đêm và rạng sáng, trôi dạt vào ven hồ khu vực đường Nguyễn Đình Thi, Trích Sài, Thanh Niên.

Ngay sau khi xảy ra hiện tượng này, Sở Xây dựng đã chỉ đạo các phòng liên quan, Công ty Thoát nước Hà Nội theo dõi, kiểm tra, thực hiện công tác duy trì vệ sinh, thu gom, vận chuyển về bãi xử lý theo quy định.

Theo Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội, thời điểm cuối tháng 10/2022, đã không còn hiện tượng cá chết nổi tại hồ Tây. Tuy nhiên, khoảng vài ngày gần đây, hiện tượng cá chết nổi tái xuất hiện trở lại. Ngày 6/11, Công ty trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thoát nước Hà Nội đã vớt được khoảng 50 - 60kg cá các loại chết nổi.

Về giải pháp khắc phục, Sở Xây dựng Hà Nội cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với liên ngành thành phố khảo sát lấy mẫu phân tích chất lượng nước; đánh giá chất lượng nước hồ Tây; đề xuất phương án giảm mật độ cá trong hồ...

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tình trạng xe chở vật liệu xây dựng quá khổ, quá tải phức tạp trở lại. Vi phạm diễn ra chủ yếu tại các tuyến đường đê, đường quốc lộ, tỉnh lộ. Để tránh bị kiểm soát, nhiều phương tiện đã đi đường vòng hoặc hoạt động vào đêm tối muộn.

Dự báo trong tháng 5/2024, Hà Nội sẽ có hơn 90.700 ô tô đến hạn kiểm định, nhưng các trung tâm chỉ đáp ứng khoảng 74 - 87% nhu cầu. Theo dự báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam, nguy cơ ùn tắc đang dần hiện hữu tại các thành phố lớn.

Sở Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh vừa gửi đề xuất kiến nghị mở thêm hai tuyến buýt hai tầng, thoáng nóc, chở khách tham quan khu nội đô. Hai tuyến mới sẽ hoạt động trong phạm vi từ Quận 1 đến chợ Lớn (quận 5, 6), thời gian thí điểm đến cuối năm 2025.

Hoàn thiện mạng lưới các tuyến đường sắt đô thị, góp phần giải quyết các vấn đề ùn tắc, tai nạn giao thông, mở ra không gian phát triển đô thị, kinh tế - xã hội. Đó là mục tiêu Đề án tổng thể đầu tư xây dựng hệ thống đường sắt đô thị Thủ đô do Ban Quản lý dự án Đường sắt đô thị (MRB) vừa trình UBND Thành phố Hà Nội.

Diễn biến nhập lậu gia cầm vẫn phức tạp, kinh doanh con giống gia cầm nhập lậu công khai nhưng chưa được kiểm soát. Đây là thông tin tại cuộc họp của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với các bên liên quan, bàn giải pháp ngăn chặn nhập lậu gia súc, gia cầm diễn ra ngày 8/5 tại Hà Nội.

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các đơn vị, các trường trung học cơ sở tuyệt đối không vận động học sinh không đăng ký tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 trung học phổ thông công lập năm học 2024-2025.