Nguyên nhân khiến cháy rừng bùng phát mạnh tại California

Hạt Los Angeles ở bang California của Mỹ đang trải qua đợt bùng phát cháy rừng dữ dội, khiến ít nhất 5 người thiệt mạng và nhiều người bị thương nghiêm trọng, trong khi hơn 100.000 người phải đi sơ tán. Hơn 1.500 công trình bị phá hủy do các đám cháy lan rộng với tốc độ nhanh. Các chuyên gia đã chỉ ra ba nguyên nhân khiến đợt cháy rừng hiện nay đang ở mức nghiêm trọng chưa từng có tiền lệ.

Mùa đông ở California thường mang theo gió Santa Ana. Đây là những cơn gió khô và mạnh từ sa mạc rộng lớn phía Tây của Mỹ thổi vào miền Nam California. Những cơn gió này mang theo không khí khô và ấm, đẩy về phía bờ biển, ngược lại với không khí ẩm ướt thường xuyên từ đại dương Thái Bình Dương thổi vào khu vực này. Điều này khiến độ ẩm giảm xuống, làm khô thảm thực vật dễ cháy và kích thích ngọn lửa. Gió Santa Ana từng góp phần gây ra một số đám cháy tồi tệ nhất ở California.

Cùng với gió mạnh, tình hình thời tiết gần đây ở miền Nam California đã khiến cháy rừng dữ dội hơn. Hai mùa đông có lượng mưa lớn, đặc biệt là vào năm 2022 và 2023, đã khiến thảm thực vật phát triển mạnh mẽ trên khắp khu vực Los Angeles, nhưng mùa đông này lại cực kỳ khô hạn, khi phần lớn miền Nam California đang trong tình trạng hạn hán.

Ông John Dumas, nhà khoa học tại cơ quan thời tiết quốc gia Mỹ cho biết: “Vào tháng 1, chúng tôi chưa thấy có mưa ở Los Angeles. Đây là đợt khô hạn thứ hai kéo dài từ tháng 5 năm ngoái. Ngoài ra, gió rất mạnh để thổi bùng những đám cháy này một khi chúng bắt đầu. Tàn lửa bốc ra từ đám cháy khi có gió mạnh thực sự có thể bị thổi bay nhiều dặm về phía hạ lưu từ nơi đám cháy thực sự đang bùng phát. Vì vậy, đó là lý do khiến cháy rừng lan rộng rất nhanh”.

Mặc dù gió mạnh và điều kiện khô hạn đã làm các đám cháy ở Los Angeles trở nên nghiêm trọng hơn, nhưng tác động của cuộc khủng hoảng khí hậu đang khiến những đám cháy như vậy trở nên phổ biến và tàn khốc hơn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lãnh đạo Singapore và Malaysia vừa ký kết thỏa thuận thành lập khu kinh tế đặc biệt, hay còn gọi là đặc khu kinh tế, nhằm thu hút vốn đầu tư toàn cầu và tạo điều kiện dễ dàng hơn trong việc luân chuyển hàng hóa, con người giữa hai quốc gia.

Thủ tướng Slovakia Robert Fico cho biết nước này đang cân nhắc áp dụng hàng loạt biện pháp cứng rắn với Ukraine nếu Kiev không giải quyết ổn thỏa vấn đề vận chuyển khí đốt Nga.

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể bị tuyên án trong ngày 10/1 liên quan đến vụ án chi tiền bịt miệng, Tòa án Tối cao Mỹ cho biết.

Chính phủ Armenia đã thông qua dự luật gia nhập Liên minh châu Âu (EU) sau khi nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ người dân. Ủy ban bầu cử trung ương Armenia xác nhận có hơn 50.000 chữ ký đồng ý với dự luật. Văn kiện này hiện đã được đệ trình lên Quốc hội để phê chuẩn.

Quốc hội Liban hôm qua đã bầu ông Joseph Aoun, Tổng Tư lệnh Quân đội Liban làm Tổng thống. Ông Joseph Aoun đã tuyên thệ nhậm chức ngay sau đó. Nhiều nhà lãnh đạo thế giới và các quốc gia tại khu vực đã chúc mừng tân Tổng thống Liban.

Giới chức Trung Quốc cho biết công tác tìm kiếm và cứu hộ sau trận động đất mạnh 6,8 độ xảy ra ở Khu tự trị Tây Tạng về cơ bản đã kết thúc, trọng tâm công việc hiện sẽ chuyển sang tái định cư những người bị ảnh hưởng.