Nhà báo Nga đề nghị phỏng vấn Tổng thống Mỹ Biden

Nhà báo nổi tiếng người Nga Dmitry Kiselyov cho biết ông đã gửi yêu cầu tới Nhà Trắng để xin phỏng vấn Tổng thống Mỹ Joe Biden. Ông lập luận rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nêu một “tấm gương xứng đáng” khi phát biểu với khán giả Mỹ trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Mỹ Tucker Carlson.

Nhà báo Kiselyov, người đứng đầu tập đoàn truyền thông Rossiya Segodnya (Nước Nga ngày nay) của Nga và cũng là người dẫn chương trình phân tích thời sự Vesti Nedeli phát biểu trên truyền hình quốc gia rằng ông đã liên hệ với Nhà Trắng vào Chủ nhật. Trong một bức thư đề ngày 15/2 gửi Thư ký Báo chí Nhà Trắng Karine Jean-Pierre, nhà báo Kiselyov nói rằng người Nga sẽ đánh giá cao cơ hội được nghe quan điểm của Tổng thống Biden về “cách ổn định tình hình quốc tế, khôi phục lòng tin và đổi mới hợp tác giữa Mỹ Nga” trong bối cảnh khủng hoảng trong quan hệ giữa hai cường quốc.

Nhà báo Mỹ Tucker Carlson

Theo nhà báo Kiselyov, Mỹ và Nga “hiện đang thiếu cơ hội để lắng nghe và hiểu nhau”. Ông nói thêm rằng Tổng thống Putin “đã nêu gương xứng đáng khi đồng ý tham gia một cuộc phỏng vấn hướng tới khán giả Mỹ”. Để đáp lại, Rossiya Segodnya sẵn sàng trao cho Tổng thống Biden “cơ hội tiếp cận lượng khán giả Nga rộng rãi nhất có thể”, và cuộc phỏng vấn sẽ được dịch sang nhiều thứ tiếng nước ngoài và phân phối trên nhiều nền tảng khác nhau. Nhà Trắng vẫn chưa phản hồi yêu cầu này.

Nhà báo Mỹ Tucker Carlson đã công bố một cuộc phỏng vấn kéo dài hai giờ rất được mong đợi với Tổng thống Nga vào đầu tháng này, trong đó ông Putin đã giải thích rất kỹ về lý do dẫn đến cuộc xung đột Ukraine. Ông giải thích rằng Ukraine hiện đại chủ yếu là một “nhà nước nhân tạo” được tạo ra từ lãnh thổ của các quốc gia khác. Ông Putin cũng khẳng định hạt giống đầu tiên của cuộc xung đột đã được gieo khi NATO mở cửa cho Ukraine vào năm 2008 bất chấp Nga liên tục bày tỏ lo ngại về sự mở rộng của khối này. Ông lưu ý, bản thân cuộc khủng hoảng bắt đầu không phải vào năm 2022 khi Nga phát động chiến dịch quân sự mà là vào năm 2014 khi chính phủ mới của Ukraine, lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính do phương Tây hậu thuẫn, đã cố gắng trấn áp những người không đồng tình với các chính sách của mình.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hãng tin TASS dẫn thông báo từ Văn phòng báo chí Hạm đội phương Bắc của Nga cho biết, tàu đô đốc Golovko đã tiến vào Địa Trung Hải trong sứ mệnh triển khai tầm xa, nhằm đảm bảo sự hiện diện của Hải quân Nga ở những khu vực chủ chốt của đại dương trên toàn cầu.

Israel đã tiến hành không kích vào một trường học ở dải Gaza - nơi những người di tản đang trú ẩn, khiến ít nhất 10 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.

Người phát ngôn của lực lượng Houthi ở Yemen, ông Yahya Saree tuyên bố nhóm này đã tấn công “một mục tiêu quan trọng” tại thành phố cảng Eilat của Israel bên bờ Biển Đỏ bằng một số thiết bị bay không người lái (UAV).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba bên lề Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 ở Thủ đô Lima, Peru.

Công ty năng lượng Gazprom vẫn đang vận chuyển khí đốt tự nhiên tới châu Âu qua Ukraine ở mức bình thường, dù cắt đứt quan hệ với một trong những đối tác lâu năm nhất của mình là OMV, nhà cung cấp năng lượng lớn nhất của Áo.

Sáng 17/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chủ trì, phối hợp với Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức lễ trao tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú lần thứ 16 và tuyên dương Nhà giáo tiêu biểu 2024.