Nhà cổ 87 Mã Mây, ký ức không quên của người Hà Nội
Ngôi nhà được làm khoảng cuối thế kỷ XIX, tổng diện tích đất 157,6 m2, với chiều dài là 28m, chiều rộng mặt tiền 5m và chiều rộng của mặt hậu là 6m. Ngôi nhà được đầu tư tôn tạo từ cuối năm 1998, hoàn thành vào ngày 27/10/1999; như một dấu ấn lịch sử của Hà Nội 36 phố phường.
Mọi kết cấu về kiến trúc, vật liệu xây dựng hoàn toàn bằng gỗ cho đến những đồ vật sinh hoạt đều được giữ nguyên trạng. Ngày 16/2/2004, ngôi nhà số 87 Mã Mây được cấp bằng Di sản cấp quốc gia.
Lớp nhà ngoài, lớp nhà thứ nhất, có hai tầng. Như tất cả các ngôi nhà ống nơi phố cổ, tầng một dành riêng cho việc buôn bán. Khuất sau khu vực "công cộng", chiếc cầu thang bóng nước thời gian dẫn lên tầng hai, nơi tiếp khách và thờ cúng.
Lớp nhà thứ hai, lớp nhà trong, cũng có hai tầng: tầng một dùng cất giữ hàng hóa và dành cho người giúp việc, tầng hai là phòng ngủ của chủ nhà. Người xưa không còn, nhưng ngôi nhà vẫn trung thành lưu giữ những kỷ niệm đẹp, những dấu ấn khó mờ phai…
Những con tiện bằng gỗ trang trí cho mặt tiền của ngôi nhà, cho diềm mái, cho tấm cửa lùa, cho lan can cầu thang… Bàn thờ tổ tiên với hoành phi câu đối bằng gỗ lim, bộ bàn ghế, sập gụ, tủ chè, trên tường treo tranh tứ quý khắc gỗ…
Lớp nhà trong cùng là khu phụ, chỉ có nhà kho và nhà vệ sinh. Một sự sắp đặt tiết kiệm diện tích nhưng cũng vô cùng tiện lợi.
Dưới mái ngói rêu phong, bên bức tường cổ kính, những cảnh trí sinh hoạt xưa như vẫn thấp thoáng ẩn hiện với chiếc vại sành, chiếc nồi đất, rổ tre con con... Tất cả đều thấm đẫm nét tinh tế, thi vị mà cổ kính.
Những ngôi nhà cổ mang nét văn hóa rất đặc trưng và quý giá, ẩn chứa các giá trị cuộc sống và con người nơi đây trong một giai đoạn lịch sử quan trọng, thể hiện sự giao thoa văn hóa Ðông - Tây. Hiện còn rất nhiều ngôi nhà cổ còn tồn tại cho tới ngày nay tại Hà Nội.
Tuy nhiên, căn nhà cổ ở số 87 phố Mã Mây vẫn là ngôi nhà có kiến trúc đặc biệt, được bảo tồn, là một phần ký ức không thể quên của người dân Hà Thành. Ngày xưa căn nhà này thuộc sở hữu của tư nhân và đã trải qua một vài đời chủ. Cùng với sự bảo trợ của Hội đồng thành phố Toulouse (Pháp), căn nhà đã được Ban Quản lý Phố Cổ tiến hành bảo tồn từ năm 1999. Qua đó, giúp du khách và các thế hệ hôm nay có thể hình dung về cuộc sống, nếp sinh hoạt xưa, cách bài trí ngôi nhà của cư dân nơi phố cổ Hà Nội.
Dấu ấn Di sản công nghiệp là chuyên đề đang gây sự chú ý cho du khách khi đến thăm Bảo tàng Hà Nội những ngày này.
Trong chuyến thăm tới các địa điểm được xem là biểu tượng cho quan hệ Việt - Pháp, Đại sứ Pháp tại Việt Nam, ông Olivier Brochet đã tới thăm Cầu Long Biên và Đại học Dược Hà Nội. Đây là hai trong số nhiều công trình kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 20.
Hà Nội sẽ tổ chức bắn pháo hoa tại 5 điểm dịp Tết Dương lịch năm 2025 và 30 điểm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 .
Sáng 20/12, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đã phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam khai mạc Triển lãm "Xứng danh Bộ đội Cụ Hồ".
Cung Thanh niên Hà Nội vừa phối hợp nền tảng số mở YooLife tổ chức chương trình giao lưu nghệ thuật “Tự hào Việt Nam” với chủ đề “Hát mãi khúc quân hành” và ra mắt dự án mô phỏng hành trình chiến đấu và trưởng thành của QĐND Việt Nam bằng công nghệ thực tế ảo.
Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức triển lãm nghệ thuật với chủ đề “Những trang sử bằng hình sắc” tại Trung tâm thông tin văn hóa Hồ Gươm - Số 2 Lê Thái Tổ.
0