Nhà đất ào ạt cắt lỗ gấp, có nên 'bắt đáy' đầu tư?

Trong 2 tháng trở lại đây, thị trường bất động sản mất thanh khoản, giá giảm sâu, chiếu khấu nhiều. Vậy, có nên bỏ tiền đầu tư nhà, đất vào lúc này?

Trên nhiều trang rao bán nhà đất, mạng xã hội hay những group môi giới địa ốc, hiện liên tục xuất hiện các thông tin rao bán gấp bất động sản với giá thấp. Các cụm từ “kẹt tiền bán lỗ”, “bán cắt lỗ nhà đất”, “cắt lỗ cần bán gấp”, “nợ ngân hàng cần bán gấp”… xuất hiện ngày càng nhiều. Bên cạnh phân khúc đất nền, căn hộ thì làn sóng cắt lỗ cũng xuất hiện ở các loại hình bất động sản khác như nhà phố, condotel, biệt thự nghỉ dưỡng, đất nông nghiệp sinh thái…

Trên thị trường thứ cấp xuât hiện nhiều sản phẩm nhà đất đang rao bán cắt lỗ sâu. Ảnh: Lê Khánh

Đáng chú ý không chỉ các sản phẩm nhà đất riêng lẻ được "cắt lỗ" trên thị trường thứ cấp mà trước những áp lực từ tài chính, một số doanh nghiệp lớn cũng đã phải đưa ra loạt chính sách ưu đãi “khủng”, chiết khấu 30 - 40%, thậm chí 50% giá trị sản phẩm để có dòng tiền hoạt động. 

Tại Hà Nội, một dự án tại Linh Đàm (Hà Nội), tổng chiết khấu có thể lên tới 34 - 35% khi người mua thanh toán vượt tiến độ 95% giá trị căn hộ. Hiện tại, giá căn hộ tại dự án này đang dao động từ 33 - 47 triệu đồng. Nếu áp hết ưu đãi, giá chỉ còn khoảng từ 2,4 tỷ đồng cho một căn hộ có 2 phòng ngủ.

Trong khi đó, với phân khúc đất nền, không ít môi giới bất động sản ở nhiều khu vực cũng phải thừa nhận, thị trường đang nhiều người giảm giá bán, nhưng rất hiếm người mua. Theo đó, tại thị trường thứ cấp, mức giảm giá bán đã dao động từ 20 - 30%.

Theo số liệu thống kê mới đây từ Bộ Xây dựng, giá giao dịch thứ cấp nhà riêng lẻ và đất nền trong quý III đã có xu hướng giảm nhẹ khoảng 2 - 3% so với quý II. Bên cạnh đó, lượng giao dịch đất nền cũng sụt giảm mạnh trên cả nước, chỉ có khoảng 115.129 giao dịch thành công, tổng lượng giao dịch chỉ bằng khoảng 54% so với thời điểm quý II/2022.

Mặc dù hàng loạt sản phẩm bất động sản phải giảm giá bán nhưng ông Võ Hồng Thắng, Phó Giám đốc R&D DKRA Vietnam vẫn cho rằng, rất khó để có thể đưa ra nhận định thị trường đã ở vùng "đáy" hay chưa, nhất là khi hiện tại, bức tranh chung còn nhiều khó khăn liên quan đến việc tăng cường kiểm soát tín dụng, lãi suất tăng cao, thanh khoản thị trường giảm mạnh chỉ bằng 10-20% so với đầu năm…

Lãi suất cho vay đang cao như hiện nay (12-14%/năm) và có thể tiếp tục tăng trong thời gian tới, thanh khoản thị trường cũng đang sụt giảm mạnh. Vì vậy, những nhà đầu tư dùng đòn bẩy tài chính nên cân nhắc, tạm dừng quan sát thị trường, tránh nguy cơ “lời” sẽ không bù được “lãi”.

Còn với nhà đầu tư có vốn nhàn rỗi, đây là cơ hội đi “săn” những bất động sản có giá chiết khấu/giảm giá sâu ở những vị trí đẹp mà trước đây rất khó tiếp cận vì giá rất cao. Thực tế thị trường đang diễn ra những cuộc đi săn của những nhà đầu tư có vốn mạnh, những bất động sản có vị trí đắc địa, trung tâm thành phố thuận lợi cho thuê vẫn đang thanh khoản tốt.

Ông Trần Minh Hoàng, Phó tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) nhận định, năm 2023 sẽ tiếp tục khó khăn do lãi suất chưa giảm. Tuy nhiên, bất động sản có giá trị ở thực và cho thuê, đặc biệt những sản phẩm đã hình thành, sẽ không có sự giảm giá. Bởi lẽ, nguồn cung đang rất khan hiếm trong khi nhu cầu vẫn ở mức cao.

Bà Trương Lệ Tâm, Quản lý Kinh Doanh của Batdongsan.com.vn nhìn nhận, thị trường thứ cấp đang xuất hiện làn sóng xả hàng ngộp. Nhiều tài sản chưa chuẩn pháp lý cần bán gấp hay đuối vốn cần thoát hàng sẽ có giá mềm hơn giá thị trường. Tuy nhiên, không ít trong số đó là những quảng cáo mang tính “làm màu” để tạo tương tác. Một số rao bán chỉ xem như cắt lời, chưa thực sự bán lỗ hay chạm giá gốc.

“Nhiều tin rao cắt lỗ sâu trên thị trường phần nhiều là bán hòa vốn, thậm chí vẫn có lãi nếu khấu trừ các ưu đãi lúc đầu của chủ đầu tư và chiết khấu mua lúc đầu. Với những sản phẩm cắt lỗ thật thì rất có thể do dính dáng đến yếu tố pháp lý hay chất lượng dự án.

Do đó, nhà đầu tư cần theo dõi sát diễn biến của thị trường, tra xét kỹ lưỡng vấn đề pháp lý, tiềm năng, giá thực tế của sản phẩm định mua. Tránh sa đà vào con số lời ảo mà những tin rao cắt lỗ tô vẽ ra”, bà Tâm khuyến nghị.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Việc ngành du lịch phục hồi mạnh mẽ đang là căn cứ để các chuyên gia dự báo nguồn cung bất động sản du lịch nghỉ dưỡng năm 2024 sẽ cải thiện khoảng 20% so với năm 2023.

Khoảng 10 năm trước đây, khái niệm du lịch homestay còn khá lạ lẫm với nhiều người, nhưng giờ đây đang trở nên quen thuộc, thậm chí bùng nổ du lịch homestay cùng với xu hướng “bỏ phố về rừng”. Đặc biệt, từ khi dịch COVID-19, xu hướng này phát triển ngày một mạnh mẽ hơn.

Tính đến ngày 27/9, có 10 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản công bố huy động vốn thành công thông qua việc phát hành trái phiếu riêng lẻ trong nước với tổng giá trị khoảng 27.000 tỷ đồng.

Nguồn cung nhà giá rẻ thiếu hụt trầm trọng. Trong khi đó, giá nhà lại ở ngưỡng quá cao. Điều này khiến cho người dân càng khó khăn hơn trong việc sở hữu căn nhà của riêng mình. Trước tình hình đó, nếu doanh nghiệp không tự thay đổi, tái cấu trúc và tìm các giải pháp hạ giá nhà thì sẽ rất khó để trụ vững.

Với ước tính thu nhập bình quân của người dân tại Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng/năm, nếu dùng toàn bộ thu nhập để mua nhà thì để sở hữu một căn nhà tại Hà Nội, người dân cần khoảng 23 năm để mua chung cư, chưa tính tới các loại hình nhà đất khác. Rõ ràng, giá nhà ở Hà Nội đang quá cao so với mức thu nhập bình quân của người lao động.

Trong khi hàng loạt mặt bằng trên các tuyến phố lớn tại TP Hà Nội đang đóng cửa, treo biển cho thuê thì nhiều hộ kinh doanh đang có xu hướng dịch chuyển, tìm kiếm mặt bằng trong ngõ hẻm để tiết kiệm tối đa chi phí.