Nhà đầu tư nước ngoài e ngại thị trường BĐS Trung Quốc
Theo trưởng bộ phận nghiên cứu châu Á-Thái Bình Dương tại Công ty tư vấn bất động sản Knight Frank, các nhà đầu tư đang tỏ ra lo ngại, đặc biệt là các nhà đầu tư bất động sản Mỹ.
Dữ liệu cho thấy trong giai đoạn từ tháng 1- 6/2024, giá trị các giao dịch xuyên biên giới vào bất động sản thương mại của Trung Quốc, bao gồm văn phòng, cửa hàng, khách sạn, nhà xưởng và căn hộ, giảm 13% so với cùng kỳ năm trước, xuống 3,3 tỷ USD.
Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư Singapore vẫn là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản thương mại của Trung Quốc với các giao dịch trị giá khoảng 6,9 tỷ nhân dân tệ, tức khoảng 1 tỷ USD, trong khi các nhà đầu tư Mỹ chỉ đổ 600 triệu NDT vào thị trường này. Lượng vốn này giảm mạnh so với mức đỉnh hồi cuối năm 2019.
Thị trường bất động sản Trung Quốc đã gặp khó khăn kể từ khi chính phủ đưa ra các chính sách hạn chế hoạt động vay nợ của các nhà phát triển bất động sản vào năm 2020, đặc biệt là sau vụ sụp đổ của đế chế bất động sản Evergrande.
Sau ảnh hưởng của bão số 3, ngành sản xuất Việt Nam phục hồi vào tháng 10/2024, khi cả sản lượng và đơn đặt hàng mới đều tăng. Chỉ số nhà quản trị mua hàng PMI do S&P Global công bố đạt 51,2 điểm, tăng từ mức 47,3 điểm của tháng 9.
Nhiều ý kiến lo ngại rằng, mức tăng giá điện 4,8% vừa qua có thể ảnh hưởng tới mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4,5% mà Quốc hội đặt ra cho cả năm nay. Tuy nhiên, chuyên gia đã khẳng định, mức tăng giá này chưa thể ảnh hưởng tới kiểm soát lạm phát.
Theo Cục Thống kê TP. Hà Nội, trong 10 tháng năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hà Nội tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước.
Các nền tảng thương mại điện tử (TMĐT) Trung Quốc thời gian qua liên tục mở rộng tại Việt Nam, tạo áp lực cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp bán lẻ nội địa nhờ công nghệ, hạ tầng logistics và lợi thế giá cả đang dần chiếm lĩnh thị trường, khiến doanh nghiệp Việt Nam chật vật ngay trên sân nhà.
Thương vụ Việt Nam tại Philippines cho biết, theo thống kê của Cơ quan quản lý cấp phép nhập khẩu gạo thuộc Bộ Nông nghiệp Philippines, tính đến cuối tháng 10/2024, Philippines đã nhập khẩu tổng số 3,68 triệu tấn gạo.
Theo đại diện Cục Thương mại điện tử và kinh tế số, Bộ Công Thương, việc cấm các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới như Temu, 1688, Shein cần được xem xét một cách tổng thể, thận trọng.
0