Nhà đầu tư quan tâm tìm kiếm đất nền tăng

Từ khi Luật kinh doanh BĐS được thông qua, những chính sách siết chặt phân lô bán nền đã tác động đến tâm lý của nhiều nhà đầu tư. Nhiều người đã hướng sự quan tâm của mình đến phân khúc này nhằm đầu tư trước khi luật chính thức có hiệu lực vào năm 2025.

Tại một số địa phương vùng ven, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu tìm kiếm đất nền tại những khu vực cấm phân lô bán nền theo quy định mới. Nếu như trước kia nhiều người ưu tiên hướng tới những lô đất nền lớn ven đô nhằm mục đích phân lô bán nền. Nhưng với quy định mới sắp tới, nhiều nhà đầu tư sẽ săn tìm các lô đất nền ở khu nhà ở, khu đấu giá, khu tái định cư đã có sổ ở khu vực quận trung tâm.

Xét về các phân khúc, đất nền là loại hình được người mua tiềm năng hướng đến nhiều nhất (chiếm 33%), tiếp theo là nhà riêng (chiếm 26%) và chung cư (chiếm 24%). Tuy nhiên nếu muốn đầu tư vào đất nền thời điểm này vấn đề quan trọng nhất là nhà đầu tư phải xem xét khả năng tài chính vì đây không còn là thời của nhà đầu tư lướt sóng. Cùng với đó người đầu tư nên lựa chọn những sản phẩm có pháp lý rõ ràng, phục vụ nhu cầu ở thực.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 14/5, Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp với Thành ủy TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học “Quản lý đất đai trên địa bàn TPHCM: Thực trạng và giải pháp”.

Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Tài chính chỉ ra nhiều kẽ hở, tồn tại và hạn chế về thực hiện chính sách, pháp luật, liên quan đến quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội (từ năm 2015 đến 2023). Đáng chú ý trong đó có nội dung khó xác minh giá trị thực của giao dịch chuyển nhượng bất động sản và dù đã chỉ rõ các hành vi gian dối nhưng cơ quan Thuế lại không có chức năng điều tra, luật pháp còn kẽ hở dẫn đến thất thu và nảy sinh hệ lụy.

Theo tổng hợp của VCCI, nhiều doanh nghiệp đề nghị cơ quan chức năng cần cân nhắc một số điểm được quy định khi thi hành Luật Nhà ở 2023. Đề nghị cân nhắc giảm tỷ lệ đất xây nhà ở xã hội xuống còn 5-10% để phù hợp với thực tiễn hơn.

Sáng 13/5, thảo luận tình hình phát triển kinh tế - xã hội tại phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết thị trường có tín hiệu phục hồi nhưng còn khó khăn, nhất là về quy trình, thủ tục phát triển các dự án nhà ở xã hội. Đáng chú ý, xuất hiện tình trạng lách luật để mua bán căn hộ nhà ở xã hội.

Bộ Tài nguyên Môi trường đang xây dựng dự thảo Thông tư quy định về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (thường được gọi là sổ hồng) và hồ sơ địa chính.

Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho biết, thời gian qua, nguồn cung nhà ở xã hội thành phố không nhiều. Do vậy, công nhân vẫn khó tiếp cận nhà ở xã hội.