Nhà để ở, không phải để đầu cơ!

Chiêu trò om hàng - tạo sốt ảo - thổi giá của giới đầu cơ đã tạo nên cơn sốt nhà đất ở nhiều tỉnh thành trong cả nước mấy năm trước đang tái diễn ở Hà Nội những tháng gần đây. Trong bối cảnh pháp luật về bất động sản còn nhiều kẽ hở, thị trường trong nhiều thời điểm đã bị giới đầu cơ dẫn dắt thay vì giới đầu tư.

Giá nhà đất được đẩy lên mức phi lý, vượt xa tầm với của phần đông người dân có nhu cầu thực khi một mét vuông đất cách trung tâm Hà Nội 20 - 30km được đẩy lên hơn 100 triệu đồng.

Thu nhập bình quân của người lao động ở Hà Nội năm 2023 là 135 triệu đồng một năm. Đặt giả thiết một người dùng toàn bộ số tiền này để mua một căn hộ chung cư bình dân với diện tích tối thiểu 50m2 với giá khoảng 3 tỷ đồng thì phải mất 23 năm mới hiện thực được giấc mơ an cư.

Giá nhà đất được đẩy lên mức phi lý, vượt xa tầm với của phần đông người dân có nhu cầu thực
Giá nhà đất được đẩy lên mức phi lý, vượt xa tầm với của phần đông người dân có nhu cầu thực.

Nhà đất trước hết phải phục vụ nhu cầu ở của người dân thì giờ đây trở thành tài sản tích lũy phục vụ nhu cầu sinh lời. Trong khi người có nhu cầu ở, sản xuất và kinh doanh không thể tiếp cận. Tại nhiều nơi đất đai, nhà cửa đang bị đầu cơ rồi bỏ hoang phí. Một thống kê cho thấy, có tới 70% nhà, đất được mua với mục đích đầu cơ.

Chỗ ở là nhu cầu thiết yếu và khi giá bị thổi lên sẽ đồng nghĩa với việc rất nhiều người dân không có hoặc đang phải đi thuê nhà ở đang nghèo đi. Giá nhà đất leo cao cũng đẩy giá nhà cho thuê ở các thành phố lớn tăng theo, khiến nhiều người dân sống cảnh thuê nhà cũng phải chi trả nhiều hơn. Khoảng cách giàu nghèo trong xã hội vì thế càng gia tăng ở mức trầm trọng.

Nhưng chưa hết, cơn sốt nhà đất có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng tiền lẽ ra được đưa vào trong hoạt động sản xuất thì được “chôn” chặt vào đất, làm tăng chi phí của doanh nghiệp và giảm khả năng cạnh tranh của nền kinh tế.

Giá đất tăng cao, chính quyền có thể phải đối mặt với việc đền bù cao khi tiến hành giải phóng mặt bằng để làm các công trình phục vụ phát triển kinh tế, xã hội.

Hàng nghìn biệt thự tại huyện Hoài Đức đang bị bỏ hoang.
Hàng nghìn biệt thự tại huyện Hoài Đức đang bị bỏ hoang.

Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản được điều chỉnh có hiệu lực sớm từ ngày 1/8 cũng nhằm bịt kín các khoảng trống pháp lý, ngăn chặn đầu cơ, đưa nhà, đất trở lại đúng với giá trị thực.

Nhưng điều này vẫn là chưa đủ và cần Nhà nước khẩn trương bổ sung chính sách thuế để ngăn chặn đầu cơ và điều tiết thị trường bất động sản.

Trong suốt quá trình đổi mới, xây dựng và phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến công tác phát triển nhà ở cho người dân. Hướng tới mục tiêu xây dựng thị trường bất động sản lành mạnh, bền vững, đưa giá nhà đất về đúng giá trị thực, tạo cơ hội để nhiều người dân được tiếp cận nhà ở, Đài PT-TH Hà Nội mở tuyến bài: “Nhà để ở, không phải để đầu cơ”.

Quý vị có thể tham gia đóng góp tiếng nói cùng chúng tôi thông qua đường dây nóng 0865.116699 hoặc tương tác trên các nền tảng số của Đài Hà Nội.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giao đất giãn dân là chính sách thiết thực của Nhà nước giúp người dân tiếp cận đất với chi phí phù hợp. Tuy nhiên, việc giao đất giãn dân trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn đối mặt với nhiều khó khăn, vướng mắc, gây bức xúc cho người dân.

Trong kiến nghị gửi Thủ tướng mới dây, Đại học Kinh tế Quốc dân đã đề xuất nâng mức xử phạt vi phạm hành chính với các sàn giao dịch bất động sản. Đề xuất này được đưa ra khi xuất hiện sự chênh lệch lớn giữa mức phạt và lợi ích mà chủ thể kinh doanh có được từ sai phạm.

Ngày 01/11, Viện Vật liệu xây dựng Việt Nam phối hợp với Hội đồng Công trình Xanh Việt Nam và Viện Hàn lâm khoa học vật liệu xây dựng Trung Quốc đã phối hợp tổ chức Hội thảo quốc tế về “Vật liệu xây dựng thế kỷ XXI”, tại Hà Nội.

Thành phố Đà Nẵng vừa có quyết định quy định về điều kiện được thuê, mua nhà ở xã hội theo hướng mở rộng thêm về đối tượng, để người dân có nhiều cơ hội tiếp cận nhà ở xã hội.

Tăng thêm nguồn cung, đặc biệt là mở rộng phân khúc nhà ở thương mại bình dân, phát triển nhà ở xã hội tiếp tục là giải pháp quan trọng góp phần bình ổn thị trường bất động sản hiện nay. Nhà ở giá rẻ, vừa túi tiền cũng tạo cơ hội để nhiều người có thêm cơ hội sở hữu nhà ở, góp phần ổn định an sinh xã hội.

Báo cáo của Bộ Xây dựng cho thấy, trong quý III, lượng hàng tồn kho chung cư, nhà ở riêng lẻ, đất nền lên gần 26.000 sản phẩm.