Nhà giáo Minh Nguyệt với sự nghiệp trồng người

Cô giáo Lê Minh Nguyệt, một nhà giáo tận tâm đã gắn bó 32 năm với nghề giáo dục, đào tạo ra những con người có ích cho Thủ đô và đất nước.

Năm học 2019 – 2020, nhà giáo Lê Minh Nguyệt được phân công về nhận chức vụ hiệu trưởng tại trường THCS chất lượng cao Lê Lợi – một trong ba ngôi trường đầu tiên của Hà Nội chuyển đổi sang mô hình công lập tự chủ chất lượng cao.

Chỉ trong hơn năm năm, diện mạo trường THCS chất lượng cao Lê Lợi đã thay đổi, từ hệ thống cây xanh trước cổng trường, quanh sân trường, đến các hành lang, lan can, phòng học... Tất cả đã tạo ra một không gian xanh, tạo sự hài hòa, gần gũi với thiên nhiên.

Nhà giáo Lê Minh Nguyệt không ngần ngại đầu tư vào các phòng chức năng như: phòng âm nhạc, phòng tin học, phòng vật lí, hóa học, stem…với đầy đủ các trang thiết bị cần thiết phục vụ cho công tác dạy học, thực hành, thí nghiệm.

Cô Nguyệt không ngần ngại đầu tư vào các phòng chức năng, trang bị đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác dạy học.

Từ đây, trường THCS chất lượng cao Lê Lợi trở thành nơi tổ chức các ngày hội khoa học kỹ thuật cho quận Hà Đông và trở thành điểm cho các chương trình giáo dục của quận, thành phố và cả nước.

Mỗi năm, cô Lê Minh Nguyệt đều có những sáng kiến đạt sáng kiến kinh nghiệm cấp thành phố và được áp dụng thực tế trong trường, được các trường khác trong quận, trong thành phố học tập.

Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, nhà giáo Minh Nguyệt đã có hơn 32 năm gắn bó với ngành giáo dục. Cô luôn tâm niệm giáo dục có tính chất quyết định hình thành giá trị con người. Nhà giáo Minh Nguyệt đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục nếp sống văn minh, thanh lịch của người Hà Nội và giáo dục truyền thống cho học sinh. Tủ sách thư viện trường THCS chất lượng cao Lê Lợi luôn được bổ sung những đầu sách hay viết về Hà Nội, về con người và văn hóa Hà Nội để học sinh, giáo viên trong trường bất kỳ lúc nào cũng có thể tìm kiếm thông tin.

Nhà giáo Lê Minh Nguyệt cũng thường mở các chuyên đề hoặc những giờ sinh hoạt dưới cờ, những buổi giao lưu giữa cô và trò với chủ đề về nếp sống văn minh thanh lịch và nét văn hóa riêng của người Hà Nội. Những giờ sinh hoạt chung giúp các em học sinh hiểu rõ nếp sống của người Hà Nội một cách tự nhiên. Những giá trị ấy thể hiện trong những việc làm và mối quan hệ diễn ra hằng ngày của các em.

Các chuyên đề sinh hoạt dưới cờ giúp các em học sinh tìm hiểu thêm về nếp sống và văn hoá của người Hà Nội.

Luôn sát sao tâm huyết với công việc, yêu thương học sinh, cô Nguyệt không chỉ chú ý giáo dục nếp sống và trí thức cho các em mà còn quan tâm tìm hiểu tâm lý học sinh thông qua các hoạt động tham vấn tâm lý học đường, nhất là với học sinh lớp 9.

Trong định hướng giáo dục hiện nay, bên cạnh việc cung cấp cho học sinh đầy đủ kiến thức, các nhà trường còn chú trọng đẩy mạnh tổ chức và khuyến khích phát triển các hoạt động xã hội để học sinh được trải nghiệm, được lấp đầy hơn các lỗ hổng về kỹ năng sống, bồi đắp tình cảm, nhân cách, giá trị sống…

Việc tổ chức cho học sinh làm từ thiện, tham gia các hoạt động thiện nguyện cũng chính là một trong những cách làm mà nhà giáo Lê Minh Nguyệt đang thực hiện tại trường THCS chất lượng cao Lê Lợi.

Nhà giáo Lê Minh Nguyệt đã được ghi nhận với bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, hai lần được công nhận Công dân Thủ đô ưu tú.

32 năm cống hiến cho ngành giáo dục với những nỗ lực không ngừng nghỉ vì mái trường, vì lớp lớp học sinh thân yêu, nhà giáo Lê Minh Nguyệt đã được ghi nhận với bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, hai lần được công nhận Công dân Thủ đô ưu tú.

Với cô, không gì hạnh phúc bằng được thấy ngôi trường của mình ngày một phát triển, các em học sinh được học tập, sinh hoạt trong môi trường khang trang hiện đại, từng ngày trưởng thành và trở thành những người có đức, có tài, cống hiến cho Thủ đô và đất nước.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Nhiều vị khách phương xa mới đến Hà Nội đôi ba lần có lẽ sẽ khó để nhận ra giữa không gian ồn ào, tấp nập của Hà Nội hiện đại ngày nay vẫn còn tồn tại những thú vui tao nhã của người Hà Thành. Một trong số đó là nghệ thuật tỉa hoa đu đủ chẻ cánh truyền thống của người Hà Nội.

Thủ đô ngàn năm văn hiến luôn giữ một vị trí đặc biệt trong trái tim của người dân Việt Nam, nhất là người dân Hà Nội. Mỗi người chọn cho mình một cách thể hiện khác nhau. Có những người họa sĩ đã dành cả đời mình để lan tỏa tình yêu Hà Nội.

Dưới bàn tay của những nghệ nhân "Vua dép lốp", đôi dép cao su Bác Hồ ngày nay đã có sức sống riêng, mang đậm bản sắc văn hóa đặc trưng của người Việt trong mắt bạn bè quốc tế. Thương hiệu "Vua dép lốp" được biết đến bởi nghệ nhân Phạm Quang Xuân, người đã gắn bó với công việc tái tạo đôi dép Bác Hồ hơn 60 năm qua.

Với tâm huyết gìn giữ giá trị truyền thống, nghệ nhân Vũ Văn Giỏi đã góp phần hồi sinh nghệ thuật thêu trang phục cung đình tưởng chừng đã mai một.

Giữa cuộc sống hiện đại, nghệ sĩ Mai Tuyết Hoa, người học trò xuất sắc của cố nghệ nhân hát xẩm Hà Thị Cầu, miệt mài gìn giữ nghệ thuật hát xẩm và đưa xẩm Hà Thành tới gần hơn với người Hà Nội.

Vậy là ngày 20/10 sắp về trong niềm hân hoan của những người phụ nữ Việt Nam; là ngày các bà, các mẹ, các cô, các chị, các em được tôn vinh, được dành tặng những bó hoa tươi thắm cùng những lời chúc tốt đẹp nhất.