Nhà hát Ballet Quốc gia, di sản độc đáo của Cuba

Là một quốc đảo nhỏ bé thuộc vùng Caribe, nhưng Cuba lại có một nền di sản nghệ thuật đồ sộ với vũ đoàn Nhà hát Ballet Quốc gia nổi tiếng thế giới, sánh ngang với các nước Pháp, Anh, Mỹ và Nga. Nhà hát được biết đến với những vở diễn dừng danh như 'Hồ thiên nga', 'Giselelle' hay 'Cô bé Lọ Lem'.

Nhà hát Ballet Quốc gia Cuba là đoàn múa ballet lớn nhất trong nước và là một trong năm đoàn múa ballet cổ điển nổi tiếng nhất thế giới như Nhà hát Opera Paris, Nhà hát Ballet Hoàng gia Luân Đôn, Nhà hát Ballet Mỹ và Nhà hát Ballet Bolshoi của Nga. 

Được thành lập vào năm 1948 bởi nghệ sĩ Alicia Alonso, Nhà hát đã góp phần đưa loại hình nghệ thuật có nguồn gốc quý tộc ở Châu Âu đến với quốc đảo nhỏ 11 triệu dân ở vùng Caribe.

“Nhà hát của chúng tôi đã bước sang tuổi 75 với nhiều sự kiện lịch sử và những dấu ấn không thể nào quên đối với nhiều thế hệ các nghệ sĩ ballet. Với tư cách là một trong những vũ công chính của vũ đoàn, chúng tôi có trách nhiệm giữ gìn và truyền lại di sản này cho các thế hệ mai sau.”- một vũ công của Nhà hát chia sẻ

Vào năm 1949, Đoàn Ballet Quốc gia Cuba đã thực hiện chuyến lưu diễn đầu tiên tới nhiều quốc gia Mỹ Latinh khác nhau, và một năm sau bà Alonso đã tạo dựng trường múa ballet lớn với phong cách và kỹ thuật độc đáo sánh ngang với những ngôi trường ballet hàng đầu thế giới. Ngày nay, các vở diễn mới hay những vở diễn nổi tiếng của đoàn như 'Hồ thiên nga', 'Cô bé Lọ Lem', 'Kẹp hạt dẻ', 'Carmen', 'Coppelia và Giselle' vẫn tiếp tục được các vũ công luyện tập và sáng tạo để trình diễn ở nhiều quốc gia trên thế giới và phục vụ công chúng trong nước./

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Ấn vàng “Hoàng đế chi bảo” hiện lưu giữ tại Bảo tàng Hoàng gia Nam Hồng, thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, được công nhận là bảo vật Quốc gia.

Tô Ngọc Trang - họa sĩ nổi tiếng trong làng tranh sơn mài vừa ra mắt triển lãm cá nhân mang tên “Chiêm bao”, trưng bày 26 bức chân dung ghép gốm. Triển lãm đánh dấu bước ngoặt trong nghệ thuật chân dung đương đại tại Việt Nam, bởi đây là lần đầu tiên kỹ thuật ghép gốm được sử dụng để tạo nên các tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Công ty Cổ phần Sách Omega Việt Nam cùng Phạm Lê Collection, gia đình cố họa sĩ Trần Phúc Duyên và Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam tổ chức tọa đàm và ra mắt sách “DUYÊN: Hiện thực, Trừu tượng, Thiền họa - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ Trần Phúc Duyên".

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có công văn về việc tăng cường công tác quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và lễ hội mừng Xuân Ất Tỵ 2025.

Trong những năm gần đây, du lịch văn hóa đã trở thành một trong những yếu tố quan trọng giúp phát triển nền kinh tế và bảo tồn các giá trị di sản văn hóa.

Chương trình biểu diễn nghệ thuật “Quà tặng của nhân gian” - sự kiện văn hoá của Hà Nội để đón chào năm mới 2025 đã được tổ chức tại không gian Văn Miếu - Quốc Tử Giám.