Nhà hát opera cạnh hồ Tây sắp khởi công có gì đặc biệt? | Hà Nội tin mỗi chiều
Theo phương án đã được đưa ra lấy ý kiến nhân dân trước đó, nhà hát có diện tích khoảng 13.000 m², thiết kế nổi trên mặt hồ Đầm Trị, được xây dựng bằng nguồn vốn xã hội hóa. Nhà hát do kiến trúc sư nổi tiếng thế giới người Italy Renzo Piano thiết kế. Renzo Piano là tác giả của các công trình biểu tượng như trung tâm Georges Pompidou ở Paris (Pháp) hay The Shard ở London (Anh).
Trong bản thuyết trình về dự án nhà hát, đơn vị tư vấn cho hay, Renzo Piano nêu ý tưởng kiến trúc nhà hát với hình dáng gợi nhắc những con sóng trên mặt nước hồ Tây, mái vòm nhà hát mang vẻ đẹp mềm mại, thơ mộng và đậm nét đương đại. Phần mái vòm được sử dụng hiệu ứng ngọc trai, giúp những khoảnh khắc thay đổi của thời gian như bình minh, hoàng hôn trên mặt nước hồ Tây được phản chiếu và tạo vẻ đẹp riêng có.
Bên dưới dòng tin này, nhiều người dân bày tỏ sự quan tâm của mình:
“Là một người làm kiến trúc, tôi rất hy vọng thành phố có thể xây dựng công trình này. Renzo Piano thì không một ai làm kiến trúc trên thế giới mà không biết. Tôi còn mong thành phố có nhiều hơn nữa các công trình mang tính biểu tượng của các kiến trúc sư nổi tiếng khác như: Zaha Hadid, Frank Gehry, Moshe Safdie, Norman Foster”.
“Wow! Công trình tầm cỡ quốc tế ở ngay giữa Thủ đô ngàn năm văn hóa. Thật đáng để chờ đợi!”.
“Ôi chờ ngày này lâu lắm rồi. Hồ Tây là báu vật của Hà Nội nên xứng đáng được làm đẹp hơn với những công trình xứng tầm như vậy”.
Chúng ta đều vui mừng khi thành phố chuẩn bị có thêm một công trình mới. Nhiều người dân thậm chí còn dùng từ “siêu phẩm” để bày tỏ kỳ vọng của mình với nhà hát sắp được khởi công xây dựng này.
Không vui sao được khi mà đã 70 năm tính từ ngày Thủ đô Hà Nội giải phóng, chúng ta chuẩn bị có một công trình văn hóa được đầu tư xứng tầm. Gần đây, chúng ta bàn nhiều đến công nghiệp văn hóa, đặc biệt là Hà Nội, để phát triển kinh tế thị trường và hội nhập mở cửa. Hà Nội đang làm đúng hướng để thực hiện mục tiêu này.
Nhiều chuyên gia và người dân cho rằng hồ Tây là địa điểm rất phù hợp, mang tầm mới cho Hà Nội về một công trình văn hóa mới. Quy hoạch lần này là sự tái khởi động cần thiết và đáng kỳ vọng.
Rồi đây, khi đến hồ Tây không chỉ là để thả hồn mình vào khung cảnh thơ mộng, hiểu hơn về vùng đất thiêng Tây hồ với cảnh quan không gian, bề dày văn hóa bởi những ngôi làng cổ ven hồ, có sen hồ Tây, có huyền thoại về Dâm Đàm, Lãng Bạc…mà còn được tự hào giới thiệu với bạn bè quốc tế về một công trình mang tính biểu tượng mới của Thủ đô thân yêu của chúng ta.
Tất nhiên, việc xây dựng một công trình văn hóa lớn như nhà hát tại hồ Tây đã được thành phố tính toán rất kỹ lưỡng. Việc xây dựng một nhà hát opera ở hồ Tây không chỉ tạo nên biểu tượng mới cho Thủ đô, giúp phát triển văn hóa, mà còn tạo điều kiện cho các hoạt động văn hóa được tiến hành ở nhà hát này. Nhà hát opera không có nghĩa là chỉ hát opera, câu chuyện này rất quan trọng.
Nhà hát Opera Hà Nội nằm nổi trên mặt hồ Đầm Trị với kiến trúc mái vòm độc đáo lấy cảm hứng từ những con sóng hồ Tây. Trên bề mặt mái vòm có phủ một lớp ceramic hiệu ứng ngọc trai, từ đó phản chiếu ánh sáng và sự chuyển động của không gian, thời gian với nhiều sắc thái khác nhau của màu trời và màu mặt nước. Vì vậy, vào mọi khoảnh khắc trong ngày như bình minh, hoàng hôn, hay buổi tối, mái vòm của nhà hát sẽ phản ánh các sắc thái màu khác biệt. Không chỉ có vỏ mái độc đáo bậc nhất thế giới, Nhà hát Opera Hà Nội còn được ứng dụng nhiều công nghệ và kỹ thuật thiết kế tân tiến.
Toàn bộ tường của khán phòng chính được trang bị hệ thống các tấm acoustic có thể vận hành bằng cơ khí, nhằm đảm bảo độ phản xạ âm, hút âm và thời gian âm vang phù hợp với yêu cầu của từng chương trình nghệ thuật. Đây là hệ thống rất hiếm nhà hát nào trên thế giới có được. Các không gian chức năng chính của nhà hát cũng được kiến trúc sư Renzo Piano nghiên cứu kỹ lưỡng, với sảnh lớn, khán phòng opera, khán phòng đa năng, không gian phụ trợ.
Kiến trúc sư Renzo Piano từng chia sẻ với báo giới, “hòn đảo âm nhạc” này không chỉ là nơi biểu diễn nghệ thuật mà còn là điểm hẹn văn hóa, vui chơi, trải nghiệm thường xuyên của người dân và du khách.
Với Nhà hát Opera Hà Nội, chúng ta cùng kỳ vọng về một nhà hát mang tính biểu tượng cho Việt Nam, và đưa nơi đây vào danh sách các nhà hát nổi tiếng nhất trên thế giới như tại Paris, Milan, Berlin, London, New York, Los Angeles.
Với quy mô lớn và định hướng trở thành nơi tổ chức các chương trình nghệ thuật tầm cỡ thế giới, là điểm đến của những các nghệ sĩ lừng danh toàn cầu, Nhà hát Opera Hà Nội sẽ góp phần đưa Việt Nam trở thành điểm đến opera hàng đầu thế giới. Đây sẽ là một công trình văn hóa có ý nghĩa quan trọng, góp phần nâng tầm vị thế Thủ đô Hà Nội nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung, đồng thời tạo điều kiện để người Việt Nam tiếp cận và thưởng thức các tinh hoa văn hóa nhân loại.
Do tác động của thời tiết, khí hậu, địa hình và ảnh hưởng từ quá trình đô thị hóa, Hà Nội là một trong những thành phố đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm không khí. Tình trạng này đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống, cũng như sức khỏe người dân Thủ đô.
Chính thức thông qua Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Xử phạt chủ kênh youtube quảng cáo cờ bạc trá hình; Cảnh báo gia tăng tự chế pháo nổ dịp cuối năm... là những thông tin đáng chú ý trong bản tin hôm nay.
Ngày 28/6 vừa qua, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi), trao cho Hà Nội chiếc 'chìa khóa' để mở ra một kỷ nguyên mới trong phát triển hạ tầng giao thông, đặc biệt là đường sắt đô thị. Vậy mục tiêu cụ thể của Hà Nội là gì? Trong chương trình hôm nay, ông Lưu Trung Dũng, Phó Trưởng ban Ban quản lý đường sắt Hà Nội sẽ cùng bàn luận về vấn đề này.
TEDxBUV 2024 quy tụ diễn giả nổi tiếng; Nóng: Newjeans tuyên bố chấm dứt hợp đồng với công ty quản lý; Loạt phim hoạt hình đình đám “cập bến” rạp Việt cuối năm... là nội dung chính trong bản tin Thế giới Showbiz hôm nay.
Một trong những điểm được đánh giá cao của Luật Thủ đô 2024 là cơ chế phân cấp, ủy quyền mạnh mẽ giúp chính quyền Thủ đô có thể chủ động và tự chịu trách nhiệm trong quá trình triển khai các dự án. Điều này giúp Hà Nội không phải trông chờ vào nguồn vốn Nhà nước mà có thể phát huy được nguồn vốn đầu tư từ tư nhân và nước ngoài. GS. TS. Hoàng Văn Cường, đại biểu Quốc hội khoá XV, Phó Chủ tịch Hội đồng Giáo sư nhà nước và TS. Lê Duy Bình, Giám đốc điều hành Economica Việt Nam có những chia sẻ để hiểu rõ hơn về quy định này.
Toàn thành phố đã tiếp nhận liên tục 23.000 phản ánh qua ứng dụng iHanoi, chủ yếu là những kiến nghị từ người dân và doanh nghiệp. Đáng chú ý, 19.000 phản ánh (chiếm 83,1%) đã được giải quyết, thể hiện hiệu quả của ứng dụng trong việc xử lý rất nhanh chóng các vấn đề của người dân. Để tìm hiểu rõ hơn về những thành tựu này, xin mời các bạn đến với Chương trình Hà Nội 18h00 hôm nay.
0