Nhà lưu niệm 90 Thợ Nhuộm, địa chỉ giáo dục truyền thống
Năm 1930, tòa biệt thự này mang số 7 phố Giăng – Xôle, là trụ sở của Thanh tra Sở Tài chính Trung ương Bertheur trực thuộc Phủ toàn quyền Đông Dương.
Với sự giúp đỡ của đồng chí Tạ Văn Bân (đầu bếp), cơ quan Thường vụ Trung ương Đảng đã chuyển đến đây đầu tháng 4 năm 1930. Đồng chí Trần Phú được bố trí ở tại tầng hầm, được bảo vệ an toàn để soạn thảo Luận cương Chính trị của Đảng.
Tháng 10/1930, tại Hội nghị Trung ương lần thứ nhất của Đảng, dự thảo Luận cương chính trị đã được thông qua, đồng chí Trần Phú đã được bầu làm Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng khi mới 26 tuổi.
TS. Phạm Mai Hùng, Phó Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, chia sẻ: "Luận cương Chính trị năm 1930 của đồng chí Trần Phú đã đánh giá tổng thể, thực tiễn lịch sử Việt Nam và để giải phóng dân tộc Việt Nam nhất thiết phải củng cố Đảng Cộng sản Việt Nam, một tổ chức chính trị đủ năng lực và tầm nhìn để định hướng sự phát triển và đường lối đất nước".
Năm 1960, Đảng và Nhà nước đã xác nhận giá trị lịch sử của ngôi nhà và quyết định giữ gìn, tôn tạo, bảo vệ. Trong tầng hầm của Nhà lưu niệm trưng bày nhiều hiện vật có giá trị lịch sử.
Chị Nguyễn Thị Thu Hiền, cán bộ Ban quản lý Di tích và Danh thắng Hà Nội, cho biết: "Những hiện vật trong ngôi nhà lưu niệm 90 Thợ Nhuộm hiện được gìn giữ nguyên trạng như lúc đồng chí Trần Phú còn sống và làm việc tại tầng hầm của ngôi nhà này".
Di tích thường xuyên mở cửa đón khách. Đây là địa chỉ đỏ để các cơ quan, đoàn thể, tổ chức đến làm lễ kết nạp Đoàn, kết nạp Đảng, dâng hương trước tượng đài Tổng Bí thư Trần Phú vào các dịp lễ, tết, ngày kỷ niệm lớn của dân tộc.
Dịp này đến di tích, khách được tham quan trưng bày với chủ đề “Một số địa danh lịch sử cách mạng kháng chiến tiêu biểu ở Hà Nội” với ứng dụng nền tảng công nghệ số.
Với hơn 300 địa điểm sự kiện cách mạng kháng chiến, Hà Nội là nơi có nhiều di tích cách mạng kháng chiến nhất cả nước. Mỗi địa danh lịch sử là trường học trực quan sinh động, là di sản được Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thủ đô gìn giữ, bảo tồn và phát huy.
Chiều 26/12, Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà chủ trì họp chương trình công tác trọng tâm năm 2025 của Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.
Festival hoa Mê Linh lần thứ 2, với chủ đề “Mê Linh rực rỡ sắc hoa” là một trong những lễ hội hoa lớn nhất khu vực phía Bắc, đang thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước.
Festival hoa Mê Linh lần thứ hai dự kiến diễn ra từ ngày 26 đến hết ngày 29/12/2024, tại Quảng trường trung tâm huyện. Với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa", Festival hoa Mê Linh không chỉ là dịp để người dân và du khách thưởng thức vẻ đẹp của các loài hoa, mà còn là cơ hội để huyện Mê Linh quảng bá hình ảnh, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
Từ ngày 01/01/2025, phí tham quan tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội sẽ tăng từ 70.000 đồng/người/lượt lên 100.000 đồng/người/lượt. Giá vé này áp dụng chung cho du khách Việt Nam và quốc tế.
Festival Hoa Mê Linh lần thứ 2 năm 2024 với chủ đề "Mê Linh rực rỡ sắc hoa", sẽ diễn ra từ ngày 26-29/12/2024, tại Quảng trường Trung tâm hành chính huyện Mê Linh, Hà Nội.
Trong thời đại 4.0, công nghệ không chỉ thay đổi cách chúng ta sống, làm việc mà còn mở ra một cánh cửa hoàn toàn mới để kết nối với quá khứ.
0