Nhà nước Palestine được 143 quốc gia công nhận

Na Uy, Tây Ban Nha và Ireland vừa tuyên bố chính thức công nhận quy chế nhà nước của Palestine vào ngày 28/5. Một xu hướng mới đã bắt đầu.

Phản ứng trước tuyên bố này, Israel triệu hồi ngay các đại sứ của mình tại Ireland và Na Uy để “tham vấn khẩn cấp”. Ngoại trưởng Israel Katz đe dọa sẽ rút đại sứ Israel khỏi Tây Ban Nha.

Ngoài ra, Bộ trưởng Tài chính Israel Bezalel Smotrich đe dọa sẽ ngừng chuyển tiền thuế cho Chính quyền Palestine (PA). Israel, quốc gia chiếm đóng Bờ Tây, có nghĩa vụ phải chuyển các khoản thuế thu được từ lãnh thổ Palestine cho PA, cơ quan quản lý khu vực này.

Israel kịch liệt phản đối việc công nhận Nhà nước Palestine.

Na Uy, Tây Ban Nha và Ireland đưa ra thông báo khi ngày càng nhiều quốc gia đang công khai xem xét việc công nhận quy chế nhà nước của Palestine. Điều đó đặc biệt đáng chú ý ở châu Âu, bởi theo truyền thống, nhiều nước ở đây cho rằng họ không có liên quan đến vấn đề này.

Slovenia, Malta và Bỉ đang thảo luận về việc có nên công nhận nhà nước Palestine hay không và khi nào công nhận. Hiện tại, ngoài Na Uy, Ireland và Tây Ban Nha, 9 quốc gia châu Âu khác đã công nhận nhà nước này.

Giáo sư Luật công quốc tế tại Đại học Maastricht Jure Vidmar

“Sẽ không có gì thay đổi hôm nay hoặc ngày mai, nhưng sẽ rất quan trọng nếu một xu hướng mới đã bắt đầu và có nhiều quốc gia đi theo xu hướng này trong những ngày, tuần và tháng tới”.

Theo Giáo sư Luật công quốc tế tại Đại học Maastricht, Jure Vidmar

Động thái của ba nước châu Âu là ví dụ mới nhất cho thấy Israel ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế, do chiến thuật của nước này trong cuộc chiến Gaza khiến con số dân thường thương vong ngày càng tăng, cũng việc xây dựng các khu định cư của người Do Thái trên các vùng lãnh thổ chiếm của người Palestine.

Bộ trưởng Ngoại giao Colombia thông báo Tổng thống Colombia Gustavo Petro đã ra lệnh mở đại sứ quán tại thành phố Ramallah của Palestine.

Các quốc gia công nhận Palestine vào năm 2024

Trong tháng này, 143 trong số 193 thành viên của Đại hội đồng Liên hợp quốc đã bỏ phiếu ủng hộ việc Palestine trở thành thành viên đầy đủ của Liên hợp quốc. Hầu hết Trung Đông, châu Phi và châu Á đều công nhận nhà nước Palestine. Tuy nhiên, Mỹ, Canada, Australia, Nhật Bản, Hàn Quốc và nhiều quốc gia Tây Âu thì không.

Các quốc gia đã công nhận Palestine trong năm nay gồm Bahamas, Trinidad và Tobago, Jamaica và Barbados.

Các cuộc biểu tình ủng hộ Palestine diễn ra trên khắp thế giới.

Các quốc gia công nhận từ năm 2011 đến năm 2023

Vào năm 2011, cho dù Palestine chưa phải là thành viên chính thức của Liên hợp quốc, nhưng UNESCO đã cấp cho người Palestine tư cách thành viên đầy đủ tại cơ quan văn hóa Liên hợp quốc, khiến Mỹ cắt ngân sách cấp cho tổ chức này.

Năm 2012, Đại hội đồng đã bỏ phiếu ủng hộ việc thay đổi quy chế của Palestine thành “nhà nước quan sát phi thành viên”. Vào năm 2015, Tòa án Hình sự Quốc tế đã công nhận Palestine là một bên tham gia.

Năm 2014, Thụy Điển trở thành quốc gia đầu tiên ở Tây Âu công nhận Nhà nước Palestine.

2023: Mexico

2019: Saint Kitts và Nevis

2018: Colombia

2015: Saint Lucia

2014: Thụy Điển

2013: Guatemala, Haiti, Vatican

2012: Thái Lan

2011: Chile, Guyana, Peru, Suriname, Uruguay, Lesotho, Nam Sudan, Syria, Liberia, El Salvador, Honduras, Saint Vincent và Grenadines, Belize, Dominica, Antigua và Barbuda, Grenada, Iceland

Các quốc gia công nhận từ năm 2000 đến năm 2010

Theo Hiệp định Oslo, đến ngày 4 tháng 5 năm 1999, đáng lẽ nhà nước Palestine độc lập phải được thành lập. Tuy nhiên, mục tiêu này vẫn chưa đạt được.

Đây là những quốc gia đã công nhận Palestine trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ này:

2010: Brazil, Argentina, Bolivia, Ecuador

2009: Venezuela, Cộng hòa Dominica

2008: Costa Rica, Liban, Bờ Biển Ngà

2006: Montenegro

2005: Paraguay

2004: Đông Timor

Các quốc gia công nhận từ 1989 đến 1999

Hiệp định Oslo đầu tiên được ký kết vào ngày 13 tháng 9 năm 1993. Đây cũng là lần đầu tiên các nhà lãnh đạo Israel và Palestine công nhận nhau. Cả hai bên cam kết chấm dứt cuộc xung đột kéo dài hàng thập kỷ. Hiệp định thứ hai được ký kết vào tháng 9 năm 1995. Hiệp định Oslo được kỳ vọng sẽ dẫn tới việc thành lập một nhà nước Palestine cùng tồn tại với Israel.

Các nước đã công nhận Palestine từ thế kỷ trước gồm:

1998: Ma-la-uy

1995: Nam Phi, Kyrgyzstan

1994: Tajikistan, Uzbekistan, Papua New Guinea

1992: Kazakhstan, Azerbaijan, Turkmenistan, Gruzia, Bosnia và Herzegovina

1991: Eswatini

1989: Rwanda, Ethiopia, Iran, Benin, Kenya, Guinea Xích Đạo, Vanuatu, Philippines

Đại hội đồng LHQ ủng hộ kết nạp Palestine làm thành viên đầy đủ.

Vào ngày 15 tháng 11 năm 1988, trong những năm đầu của phong trào Intifada đầu tiên, chủ tịch Tổ chức Giải phóng Palestine Yasser Arafat tuyên bố Palestine là một quốc gia độc lập với Jerusalem là thủ đô. Tuyên bố được đưa ra tại Algiers và Algeria trở thành quốc gia đầu tiên chính thức công nhận Palestine.

Năm 1988, Việt Nam và nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận Nhà nước Palestine: Algeria, Bahrain, Indonesia, Iraq, Kuwait, Libya, Malaysia, Mauritania, Maroc, Somalia, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Yemen, Afghanistan, Bangladesh, Cuba, Jordan, Madagascar, Malta, Nicaragua, Pakistan, Qatar, Ả Rập Xê-út, Liên bang Các tiểu vương quốc Ả-rập, Serbia, Zambia, Albania, Brunei, Djibouti, Mauritius, Sudan, Síp, Cộng hòa Séc, Slovakia, Ai Cập, Gambia, Ấn Độ, Nigeria, Seychelles, Sri Lanka, Namibia, Nga, Belarus, Ukraine, Trung Quốc, Burkina Faso, Comoros, Guinea, Guinea-Bissau, Campuchia, Mali, Mông Cổ, Senegal, Hungary, Cape Verde, CHDCND Triều Tiên, Niger, Romania, Tanzania, Bulgaria, Maldives, Ghana, Togo, Zimbabwe, Chad, Lào, Sierra Leone, Uganda, Cộng hòa Congo, Angola, Mozambique, Sao Tome & Principe, Gabon, Oman, Ba Lan, Cộng hòa Dân chủ Congo, Botswana, Nepal, Burundi, Cộng hòa Trung Phi, Bhutan, Tây Sahara.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Canada được cho là đang lên kế hoạch sơ tán 45.000 công dân khỏi Liban trong bối cảnh lo ngại một cuộc chiến tranh toàn diện giữa Israel và lực lượng Hezbollah xảy ra.

Vùng lãnh thổ New Caledonia của Pháp tiếp tục hứng chịu làn sóng bạo lực mới, sau khi một số tòa nhà, trong đó có tòa thị chính và đồn cảnh sát, đã bị phóng hỏa trong đêm.

Ngày 22/6, một số kênh Telegram của Nga chuyên đưa tin về cuộc xung đột tại Ukraine đã đăng một đoạn video cho thấy Nga lần đầu tiên sử dụng bom lượn FAB-3000 nặng ba tấn được trang bị mô đun dẫn đường tại ngôi làng tiền tuyến Liptsy ở vùng Kharkov.

Ông Trump tuyên bố một chiến thắng bầu cử tại Pennsylvania sẽ quyết định chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Lực lượng Hezbollah hôm qua đã tấn công vào hai vị trí quân sự ở miền Bắc Israel, đáp lại cuộc tấn công của quân đội Israel khiến một chỉ huy cấp cao của nhóm Jamaa Islamiya thiệt mạng.

ít nhất 15 cảnh sát và một số dân thường, trong đó có một linh mục, đã thiệt mạng trong các vụ tấn công khủng bố nhằm vào các giáo đường Do Thái và nhà thờ Chính thống giáo xảy ra hôm qua.