Nhà ở xã hội đã qua sử dụng tăng giá phi lý

Tại Hà Nội, nhiều dự án nhà ở xã hội đã qua sử dụng 5 đến 7 năm đã tăng giá gấp 3 lần so với thời điểm mở bán. Giá tăng cao phi lý, khiến người mua phải từ bỏ ý định tìm đến phân khúc này.

Chẳng hạn, dự án Rice City Linh Đàm (quận Hoàng Mai), thời điểm mở bán có giá 15 triệu đồng/m2. Nhưng giá bán chuyển nhượng hiện tại trong khoảng 33 - 40 triệu đồng/m2, tăng gần gấp 3 lần so với giá khởi điểm. Rồi dự án nhà ở xã hội Rice City sông Hồng (Long Biên, Hà Nội); Ecohome 3 (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) giá đều tăng gấp 3 lần so với lúc mở bán.

Giá tăng cao phi lý, khiến người mua phải từ bỏ ý định mua nhà ở xã hội đã qua sử dụng.

Theo các chuyên gia, nhà ở xã hội là loại căn hộ thuộc phân khúc thấp nhất thị trường hiện nay. Nhưng khi giá đất biến động mạnh, giá căn hộ thương mại trên thị trường sơ cấp bị đẩy lên quá cao đã làm cho phân khúc nhà ở xã hội trở thành vùng trũng, khó tránh khỏi hiện tượng lập mặt bằng giá mới.

Việc thông qua Luật Nhà ở 2023 với nhiều quy định gỡ khó cho người mua và chủ đầu tư phát triển dự án nhà ở xã hội được kỳ vọng sẽ tạo sức hấp dẫn, thu hút thêm nhiều doanh nghiệp tham gia phát triển phân khúc này, cũng như tăng khả năng tiếp cận cho người có thu nhập thấp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng 17/11, Nam Long chính thức mở bán giai đoạn 2 dự án Nam Long II Central Lake. Chỉ sau 3 giờ, 80% giỏ hàng công bố đã được tiêu thụ, ước tính doanh số pre-sale đạt 600 tỷ đồng.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, thành phố hiện có 69 dự án nhà ở xã hội đã và đang triển khai; trong đó, từ năm 2021 đến nay đã hoàn thành khoảng 0,64 triệu m² sàn nhà ở xã hội, hơn 10.270 căn hộ.

Những khu nhà tái định cư cũ trên địa bàn Hà Nội đang được rao bán với mức giá rất cao, lên tới 60-70 triệu đồng/m2. Nhiều chuyên gia cho rằng đà tăng giá nhà tái định cư là phi lý, đặt ra dấu hỏi về lượng giao dịch thực tế của phân khúc này.

Theo kế hoạch, Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ được Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.

Bên cạnh việc giám sát, minh bạch quy chế cụ thể về đối tượng được mua/thuê mua nhà ở xã hội, nhiều ý kiến cho rằng để loại hình nhà ở này có tốc độ phát triển nhanh hơn, nhiều người dân có thể tiếp cận hơn, thì cần phát triển thêm các dự án theo hướng cho thuê.

Năm 2024, Chính phủ phấn đấu hoàn thành 130.000 căn nhà ở xã hội. Tuy nhiên, mục tiêu này hiện khó khả thi do gặp nhiều khó khăn.