Nhà ở xã hội đang rơi vào tay ai?

Trên các diễn đàn, nhiều người chia sẻ bức xúc khi thấy những người khá giả đang sở hữu các căn hộ tại dự án nhà ở xã hội.

Phát triển nhà ở xã hội là chính sách an sinh được Nhà nước triển khai để giúp người có thu nhập thấp, người có hoàn cảnh khó khăn có được một mái ấm ổn định. Thế nhưng, do những bất cập về chính sách nên nhà ở xã hội vẫn còn rất thiếu hụt, nguồn cung không theo kịp nhu cầu. Đáng nói là lợi dụng kẽ hở, các đối tượng đầu cơ, cò đất thao túng cả phân khúc vốn rất đặc thù này.

Câu hỏi được đặt ra là ai đang sở hữu nhà ở xã hội?

Mới đây, những người dân phải xếp hàng qua đêm để nộp hồ sơ, đăng ký mua nhà ở xã hội NHS Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Rồi hình ảnh nhà văn hoá quận Cầu Giấy chật kín người bốc thăm suất mua. Tỷ lệ chọi rất cao, nhu cầu mua nhà ở xã hội đặc biệt lớn.

Đáng ngạc nhiên là sau khi kết thúc cuộc bốc thăm, nhiều người bước lên ô tô chờ sẵn. Liệu có thật những người bốc thăm mua nhà ở xã hội là công nhân, người thu nhập thấp?

Người dân xếp hàng qua đêm để nộp hồ sơ, đăng ký mua nhà ở xã hội NHS Trung Văn, quận Nam Từ Liêm. Ảnh: Sức khỏe và đời sống.

Luật sư Trương Thanh Đức - Đoàn Luật sư Hà Nội, cho hay: “Không thể chấp nhận tình trạng nhà ở cho người nghèo mà lại xếp hàng dài ô tô để đăng ký mua. Người không phải đối tượng chính sách thì được hưởng lợi, trong khi đó người thực sự khó khăn lại không được hưởng. Ngân sách cứ mất tiền để chi ra cho đối tượng chính sách mà lại không đáp ứng được mục tiêu”.

Càng ngạc nhiên hơn khi Sở Xây dựng Hà Nội thẩm định lại kết quả trúng bốc thăm 149 căn nhà ở xã hội ở dự án NHS Trung Văn: 7 trường hợp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở tại các vị trí khác hoặc có nhà đất vượt quá 10 m2/người, nhưng vẫn tham gia bốc thăm. Thậm chí có trường hợp đã có sổ 300 m2 đất vẫn trúng bốc thăm.

Ảnh minh họa.

Hay như tại dự án nhàsố 30 Phạm Văn Đồng, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, có cư dân mua đã hai căn hộ nhà ở xã hội để đập thông, mở rộng diện tích.

Vậy nên mới có chuyện, nhiều người thu nhập thấp phải rất vất vả hoàn thiện hồ sơ, gắp thăm may rủi để mong có chỗ an cư. Ngay khi bốc thăm trượt thì ngay lập tức có môi giới liên lạc mời mua chênh suất với giá cả trăm triệu đồng.

Chị Nguyễn Thị Tâm (phường Xuân La, quận Tây Hồ) chia sẻ: “Tôi đã nộp hồ sơ để mua nhà ở xã hội hai lần. Cả hai lần đó đều bị các bạn bên nhận hồ sơ nói lúc thì thiếu giấy tờ nọ, lúc thì cần công chứng giấy tờ kia. Đến lần thứ hai tôi làm đầy đủ nhưng vẫn bị bảo thiếu nên tôi đã quyết định không mua nữa. Nhưng ngay hôm sau, có một bạn nói rằng ở phòng môi giới nhà đất có mối quan hệ thân thiết với sàn giao dịch và bảo tôi rằng nếu muốn nộp hồ sơ, mua nhà có sẵn ngay thì phải mất tiền chênh lệch thì hồ sơ sẽ được đưa vào luôn”.

Ai đang sở hữu nhà ở xã hội? Không khó để tìm câu trả lời nếu như thâm nhập thực tế các khu nhà ở xã hội đã hoàn thành, hình ảnh chẳng khác nào những chung cư thương mại khácTrên các diễn đàn xã hội, nhiều người cũng chia sẻ bức xúc khi thấy nhiều người khá giả vẫn đang sở hữu những căn hộ tại dự án nhà ở xã hội.

Trên các diễn đàn xã hội, nhiều người chia sẻ bức xúc khi thấy nhiều người khá giả sở hữu những căn hộ tại dự án nhà ở xã hội.

Tài khoản dattran2312 cho biết: “Tôi từng thuê nhà ở xã hội và nhận thấy người mua nhà toàn là người đã có một căn nhà trước đó. Mỗi lần buổi chiều về là xe hơi đậu kín mít cả con đường nội bộ”.

Tài khoản Tu Nguyen chia sẻ: “3 - 4 nhà hàng xóm quanh căn nhà ở xã hội tôi đang thuê toàn đi xe hơi, tâm sự thì nói là nhà này mua để ở chứ còn mấy căn ở mặt đất cho người ta thuê để kinh doanh”.

Tình trạng này cũng được Sở Xây dựng Hà Nội thống kê và cảnh báo khi kiểm tra thực tế. Nhiều dự án, chủ sở hữu không sinh sống tại căn nhà xã hội đã mua mà bán, cho thuê lại, như Dự án nhà ở xã hội tại ngõ 622 phố Minh Khai có 57 trường hợp, Khu đô thị Quốc Oai 65 trường hợp, Ecohome 1 và 2 lần lượt 200 và 158 trường hợp.

Có thể thấy, nhà ở xã hội bị sử dụng sai mục đích, không đúng đối tượng đang khá phổ biến.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Năm 2024, công tác đấu giá quyền sử dụng đất dự kiến hoàn thành kế hoạch thu 25 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, UBND thành phố Hà Nội xác định hoạt động đấu giá đất còn tồn tại nhiều hạn chế, cần tiếp tục khắc phục.

Nhằm đảm bảo trật tự xây dựng, hạn chế các vụ cháy, nổ xảy ra đối với loại hình nhà ở riêng lẻ. Bộ Xây dựng đã chủ trì biên soạn tiêu chuẩn Việt Nam quy định các yêu cầu kỹ thuật chung trong thiết kế, xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở riêng lẻ.

Chênh lệch giá đất đền bù theo Luật Đất đai 2024 và luật năm 2013 dẫn tới phát sinh vướng mắc trong hơn 1.000 dự án trên địa bàn Hà Nội.

Trước những tồn tại trong hoạt động đấu giá đất, UBND Thành phố Hà Nội chỉ đạo các quận, huyện, thị xã thực hiện cấp bách một số giải pháp để khắc phục; đồng thời yêu cầu các sở, ngành chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động đấu giá đất.

Trong báo cáo thị trường mới đây, hãng dịch vụ bất động sản Cushman & Wakefield cho biết giá thuê văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM có xu hướng tiếp tục tăng trong hai năm tới.

Sau 20 năm, những vướng mắc về giải phóng mặt bằng, quy hoạch tại Khu đô thị mới Chi Đông (huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội) đang được tháo gỡ.