Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường qua đời

Chỉ chưa đầy 1 tháng sau khi vợ ông - nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ qua đời, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi.

Chị Hoàng Dạ Thư - con gái của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - cho biết cha chị ra đi nhẹ nhàng, thanh thản vào lúc 2h30 chiều nay 25/7.

Chị Thư cũng cho hay trước khi mất, cha chị bị liệt nửa người, mọi hoạt động đều cần người hỗ trợ. Hôm 6/7, khi nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ - vợ của nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường - qua đời, ông cũng không ý thức được.

"Cha từng bị tai biến cách đây hơn 20 năm, di chứng bị liệt. Vài năm gần đây, ông lại gặp vấn đề sức khỏe khiến tinh thần, trí nhớ không còn được tốt. Nhiều năm qua, tôi luôn kề cận chăm sóc cho ông bà", chị Hoàng Dạ Thư chia sẻ.

Nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ bên cạnh chồng - nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường.

Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 ở Huế. Ông tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sài Gòn, sau đó học thêm bằng cử nhân triết ở Đại học Văn khoa Huế. Ông từng dạy ở trường chuyên Quốc học Huế vào năm 1960-1966.

Hoàng Phủ Ngọc Tường từng tham gia hoạt động văn hóa, văn nghệ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Năm 1978, ông được kết nạp vào Hội Nhà văn Việt Nam.

Ông cũng từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên - Huế, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Bình Trị Thiên, Tổng biên tập tạp chí Cửa Việt. Năm 2007, ông được trao Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật.

Hoàng Phủ Ngọc Tường là tác giả thành công với thể loại bút ký. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Ai đã đặt tên cho dòng sông (viết năm 1981), được đưa vào giảng dạy trong chương trình ngữ văn phổ thông. /.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trong những ngày này, đông đảo người dân, du khách và bạn bè quốc tế đã có mặt tại thành phố Điện Biên.

Sáng nay (6/5), Ban Văn hóa - Xã hội HĐND Thành phố Hà Nội đã giám sát chuyên đề việc thực hiện các quy định pháp luật về hoạt động quảng cáo trên địa bàn quận Đống Đa.

Làng Kim Liên thuộc phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội nổi tiếng với di tích lịch sử Đình Kim Liên - một trong Tứ trấn Thăng Long xưa và cũng là Di tích quốc gia đặc biệt. Tuy nhiên, có lẽ ít ai biết được rằng nơi đây có làng nghề truyền thống với lịch sử hàng trăm năm làm nghề cắt tóc mà nhiều người vẫn thường gọi vui là nghề “vít đầu thiên hạ”.

Lịch sử Việt Nam có lượng thông tin lớn trong khi thời lượng giảng dạy trên trường, lớp khá ngắn, dẫn đến nhiều học sinh không hứng thú. Một số nhà sáng tạo nội dung trên nền tảng Tiktok đã phát triển các video chia sẻ kiến thức lịch sử một cách thú vị.

Nghề sơn là một nghề cổ truyền của Việt Nam có lịch sử phát triển lâu đời. Từ thế kỷ XV - XVI, sơn mài đã đạt được những thành tựu nhất định trong kỹ thuật pha chế sơn, trong đó sơn ta là nguyên liệu chính để làm nên độ bền đẹp cho tác phẩm nghệ thuật, bên cạnh các loại nguyên vật liệu khác như cốt, phụ gia, màu sắc, nguyên liệu (vàng, bạc quỳ) mỗi công đoạn đòi hỏi kỹ thuật khác nhau, trong đó tạo vóc là một trong những bước đầu của tranh sơn mài.

Trước đại lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, mỗi ngày Điện Biên đón hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan. Tỉnh miền núi này là mảnh đất đa dạng văn hóa của 19 dân tộc khác nhau.