Nhà văn Kim Dung và nhân vật yêu thích nhất: Lệnh Hồ Xung

Sinh thời, cố nhà văn Kim Dung từng chia sẻ, đối với những nam chính trong kho tàng tiểu thuyết kiếm hiệp của mình, nhà văn Kim Dung thích nhất là hai nhân vật Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ) và Kiều Phong (Thiên Long bát bộ).

>> Đón xem 'Tiếu ngạo giang hồ 2013' từ ngày 16/6/2023

Nhà văn Kim Dung được ca tụng là một trong tứ đại tiểu thuyết gia có sức ảnh hưởng và được yêu thích nhất Trung Quốc. Ông sinh năm 1924, tên thật là Tra Lương Dung tại tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) trong một gia tộc khoa bảng với ông cố là nhà thơ nổi tiếng còn ông nội là tri huyện Đan Dương ở tỉnh Giang Tô.

Đến bây giờ, Kim Dung đã tạo nên một thương hiệu, cứ nhắc đến phim võ thuật, người ta lại nói đến “Phim Kim Dung”.

Cố nhà văn Kim Dung.

Năm 1955, ông cho ra mắt tiểu thuyết võ hiệp đầu tiên mang tên "Thư Kiếm Ân Cừu Lục" trên tờ New Evening Post với bút danh Kim Dung.Tác phẩm lập tức gặt hái thành công vang dội. Sau đó, ông tiếp tục cho ra đời 14 bộ tiểu thuyết võ hiệp khác, đặc biệt phải kể đến là “Đông Tà Tây Độc”, “Tiếu ngạo giang hồ”, “Thiên long bát bộ”, “Anh hùng xạ điêu”, “Ỷ Thiên Đồ Long Ký”, “Thần điêu đại hiệp"... và tác phẩm cuối cùng là "Lộc Đỉnh Ký" vào năm 1972. 

Sau khi hoàn thành các tác phẩm của mình, Kim Dung đã có lần ngâm tên tựa đề 14 bộ thành hai câu thất ngôn nổi tiếng: "Phi tuyết liên thiên xạ bạch lộc/Tiếu thư thần hiệp ỷ bích uyên" (Dịch nghĩa: Tuyết bay đầy trời bắn (nhìn) hươu trắng/Truyện cười thần hiệp tựa uyên xanh).

Các tác phẩm trên không chỉ được độc giả trên khắp thế giới đón nhận, vang danh trên mặt giấy, mà còn “nổi đình, nổi đám” khi được được mua bản quyền chuyển thể thành những bộ phim truyền hình, điện ảnh nổi tiếng, thậm chí còn được chuyển thành game online. Theo ước tính, những tác phẩm của Kim Dung được bán ra hơn 300 triệu bản (không kể những bản lậu tràn lan trên mạng), tạo ra một làn sóng văn hóa đặc trưng của Hong Kong trong nhiều thập niên.

Trong sự nghiệp cầm bút của mình, ông nhận được vô số giải thưởng, danh hiệu danh giá như "Huân chương Tử kinh" (2000), "Thành tựu trọn đời cho nghệ sĩ người Hoa có tầm ảnh hưởng thế giới" (2008), có tên trong danh sách các bậc tông sư văn học vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc….

Theo Taiwan News, sau khi kết thúc những bộ truyện kiếm hiệp cuối cùng, Kim Dung bắt tay chỉnh sửa lại nhiều tác phẩm trước đó của mình. Bằng việc tiếp tục tung hoành trong làng văn chương võ hiệp Trung Quốc với hàng loạt tác phẩm tái bản từ năm 1999 cho đến khi thật sự gác bút vào năm 2006.

Năm 2018, nhà văn Kim Dung đã qua đời ở tuổi 94. Ông ra đi, để lại cho hậu thế kho tàng văn học quý giá, với 15 kiệt tác tiểu thuyết võ hiệp. Trong đó, nhiều tác phẩm đã trở thành “nằm lòng” của những người mộ điệu, thậm chí được chuyển thể nhiều lần qua màn ảnh.

Trong suốt cuộc đời cầm bút, nhà văn Kim Dung sở hữu 15 bộ tiểu thuyết nổi tiếng như: Anh Hùng Xạ Điêu, Tiếu ngạo giang hồ, Thần Điêu Đại Hiệp, Lộc Đỉnh Ký...

"Tiếu ngạo giang hồ" được đánh giá là tác phẩm hay nhất của cố nhà văn Kim Dung, được ông bắt đầu chấp bút vào năm 1967 và hoàn thành vào năm 1969. Tên của tiểu thuyết lấy theo tên của một nhạc khúc không lời, viết cho đàn thất huyền cầm và sáo, do hai người bạn tri âm tri kỉ Lưu Chính Phong của phái Hành Sơn (Chánh giáo) và Khúc Dương (trưởng lão của Triêu dương thần giáo – thường gọi là Ma giáo) viết ra và diễn tấu.

Tiểu thuyết xoay quanh nhân vật Lệnh Hồ Xung, một chàng trai ngay thẳng, phóng khoáng, lãng tử, không bị ràng buộc bởi các tham vọng tầm thường, mà chỉ thích ngao du, thưởng rượu.

Tuy nhiên, không vì thế mà Lệnh Hồ Xung được sống cuộc đời như ý. Anh bị cuốn vào các âm mưu tranh quyền đoạt vị, rồi trở thành một kiếm khách lừng lẫy giang hồ.

Tác phẩm "Tiếu ngạo giang hồ" của ông đã được chuyển thể ít nhất 14 lần. 

Ông đã từng có lần chia sẻ, mặc dù, tất cả nhân vật đều do ông chính tay xây dựng nên nhưng ông vẫn có những tình cảm yêu ghét khác nhau dành cho họ. Đối với những nam chính trong kho tàng tiểu thuyết của mình, nhà văn Kim Dung thích nhất là Lệnh Hồ Xung (Tiếu ngạo giang hồ) và Kiều Phong (Thiên Long bát bộ).

Từ ngày 16/6/2023, "Tiếu ngạo giang hồ 2013" - một trong những phiên bản phim được khán giả yêu thích và đánh giá cao với sự góp mặt của các diễn viên Hoắc Kiến Hoa, Viên San San, Trần Kiều Ân, Dương Dung..., sẽ trở lại trên sóng Truyền hình Hà Nội vào lúc 20 giờ hàng ngày trên kênh H1. Mời các bạn chú ý đón xem!

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

Minh Anh đã cố gắng nhưng sự thẳng thắn và quan điểm của cô lại mâu thuẫn với mẹ chồng. Để rồi một cuộc chiến căng thẳng giữa mẹ con họ đã xảy ra. Mời các bạn đón xem tập 19 của bộ phim ‘Muôn kiểu làm dâu’, phát sóng lúc 13h, ngày 19/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Suy nghĩ về những điều Thi Như Tinh đã nói, Phúc Tử mong Trạch Vũ có thể thực hiện được ước mơ của mình. Mời các bạn đón xem tập 60 của bộ phim 'Cố lên, cậu là tuyệt nhất', phát sóng lúc 21h ngày 19/4 trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Lo sợ việc mình làm giả Ngọc tỷ bị bại lộ, trưởng công chúa đã dùng khổ nhục kế, ép con trai đến gặp Kim Trản đòi lại chứng cứ. Mời các bạn đón xem tập 9 của bộ phim 'Phù thế song kiều truyện', phát sóng lúc 20h ngày 19/4 trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Sau khi hiểu ra mọi chuyện, biết Hiên Vũ và mọi người lên kế hoạch cầu hôn mình… bất ngờ Nhan Phi nói đồng ý. Mời các bạn đón xem tập 27 của bộ phim 'Khoa học tình yêu', phát sóng lúc 12h ngày 19/4 trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Vừa về ở chung với gia đình chồng, nhưng điều Minh Anh e ngại nhất đã nhanh chóng xảy ra, mối quan hệ giữa cô và mẹ chồng từng bước đi vào ngõ cụt. Mời các bạn đón xem tập 18 của bộ phim ‘Muôn kiểu làm dâu’, phát sóng lúc 13h, ngày 18/4, trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.

Từng mất hết niềm tin vào tình yêu khi hôn nhân đổ vỡ, nhưng giờ đây sự chân thành của Hiên Vũ lại một lần nữa đánh thức con tim của Nhan Phi. Mời các bạn đón xem tập 26 của bộ phim 'Khoa học tình yêu', phát sóng lúc 12h ngày 18/4 trên kênh 1 - Truyền hình Hà Nội.