Nhạc sỹ Chu Minh - cây đại thụ nền âm nhạc VN qua đời
Theo thông tin từ Hội nhạc sĩ Việt Nam cho biết, Giáo sư, nhạc sĩ Chu Minh đã qua đời vào khoảng 2h00 sáng ngày 17/10 tại Bệnh viện Hữu Nghị Việt Xô. Ông hưởng thọ 92 tuổi.
Nhạc sĩ Chu Minh tên thật là Triệu Đạt Hiền, sinh năm 1931 tại Hà Nội. Ông trưởng thành trong một gia đình công chức khá giả. Từ nhỏ, ông đã có niềm say mê âm nhạc. Chu Minh bắt đầu học đàn vĩ cầm từ năm 11 tuổi. Sau đó, ông tham gia cách mạng.
Từ năm 1947 đến 1950, chàng thanh niên Triệu Đạt Hiền công tác tại Đội võ trang tuyên truyền Ban Tuyên huấn Trung Ương.
Nhạc sĩ bắt đầu sử dụng bút danh Chu Minh để sáng tác các ca khúc Việt Trung Xô và Chiến thắng biên giới vào năm 1950.
Thập niên 1950, ông là một những người đầu tiên thành lập Đoàn văn công nhân dân Trung ương trong. Khi đảm nhiệm phụ trách Đoàn Ca múa nhạc Trung ương, ông thường xuyên được mời vào Phủ Chủ tịch biểu diễn.
Từ năm 1961 đến năm 1965, nhạc sĩ Chu Minh học chuyên ngành sáng tác bậc Đại học tại Nhạc viện Trung ương Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp, ông trở lại Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam) để giảng dạy chuyên ngành sáng tác, đồng thời từng có thời gian làm Chủ nhiệm của khoa Lý luận – Sáng tác – Chỉ huy.
Cùng với các nhạc sĩ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp, sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc (1954), nhạc sĩ Chu Minh đã có công đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và phát triển nền âm nhạc cách mạng Việt Nam nửa sau thế kỷ XX và những thập niên đầu thế kỷ XXI.
Sinh ra ở Hà Nội, nhạc sĩ Chu Minh sớm “ngấm” chất Hà thành hào hoa. Ông có tài chơi đàn vĩ cầm và sáng tác âm nhạc từ rất sớm.
Ngày 20/11/2019, tại Nhà hát Âu Cơ (Hà Nội) đêm nhạc "Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam" đã được tổ chức để tôn vinh và tri ân nhạc sĩ Chu Minh. Ngoài các ca khúc chính luận như “Ta tự hào đi lên, ôi Việt Nam”, “Lời ca mở tuyến”, “Đường Trường Sơn chiến công gọi chiến công” hay những tác phẩm khí nhạc như concerto “Tuổi trẻ”, giao hưởng “Miền Nam tuyến đầu”..., trong đêm nhạc người nghe còn được thưởng thức những bản tình ca lãng mạn, bay bổng như “Em xa có nhớ”, “Hà Nội chiều mây”, “Và thu nữa”...
Với nhiều đóng góp trong lĩnh vực sáng tác và đào tạo âm nhạc, nhạc sĩ Chu Minh đã được trao tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật ngay từ đợt đầu tiên, năm 2001, Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017, nhiều Huân, Huy chương và các giải thưởng khác... Tổng hợp
Nhân kỷ niệm 20 năm phố cổ Hà Nội được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia, 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024)) và 20 năm hoạt động của không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), Ban Quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội tổ chức 20 hoạt động trưng bày, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật để tôn vinh những giá trị di sản.
Phụ nữ xã Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội, đã biến những bức tường rêu mốc thành tranh sinh động, kể lại những câu chuyện đầy ý nghĩa về văn hóa và lịch sử truyền thống địa phương.
Ông Hoàng Thanh Khiết, đại diện Hội đồng xác lập Kỷ lục Việt Nam, đã trao chứng nhận xác nhận kỉ lục cho Bảo tàng Hoa Cương của Nhà giáo Nguyễn Quang Cương, đồng thời đánh giá Bảo tàng Hoa Cương sở hữu một bộ sưu tập hiện vật vô cùng phong phú, đa dạng về chủ đề và chất liệu.
Với mong muốn bảo tồn di sản và phát huy, ứng dụng các giá trị văn hóa Việt vào đời sống hiện đại, cuộc Triển lãm với tên gọi “Tôn cựu, nghênh tân” đang diễn ra tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cũ, 46 Hàng Bài.
Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 với chủ đề "Gastronomy of Unity - Ẩm thực kết nối" sẽ diễn ra trong hai ngày 7 và 8/12, tại khu Ngoại giao Đoàn - 298 Kim Mã, Hà Nội.
Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.
0