Nhân dân cả nước tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Đêm 25/7, hàng ngàn người dân lặng lẽ xếp hàng dài tại ba địa điểm: Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, TP. Hà Nội; Hội trường Thống Nhất, TP. HCM và quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, TP. Hà Nội, để chờ đến lượt vào tiễn biệt Tổng Bí thư lần cuối.
Với những người dân ở các tỉnh thành, không có điều kiện đến viếng Tổng Bí thư ở ba địa điểm trên, họ vẫn có hình thức riêng để tiễn biệt nhà lãnh đạo bình dị, sống một cuộc đời vì nước, vì dân.
Tại Buôn Ako Dhông, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, bà con theo dõi truyền hình trực tiếp Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua màn hình tivi.
Tại TP. Cà Mau, cựu chiến binh Phường 9 đã có mặt đông đủ tại nhà Đại tá Võ Hà Đô, nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Hội Cựu chiến binh tỉnh Cà Mau, để cùng theo dõi lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hội Cựu chiến binh phường lập di ảnh thờ Tổng Bí thư.
Ông Trần Hợp Nhị, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Phường 9, xúc động: "Bác Trọng mất đi là nỗi đau của toàn dân, toàn Đảng vì Bác Trọng luôn lo cho đất nước cho tới hơi thở cuối cùng, lúc nào cũng lo cho cuộc sống của nhân dân".
Với Đại tá Võ Hà Đô, Nguyên Trưởng Ban Tuyên giáo Hội Cựu chiến binh tỉnh Cà Mau: "Hình ảnh của Người sẽ đọng lại mãi trong trái tim của chúng tôi vì Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là vị lãnh đạo có nhiều đức độ, tài năng và gần gũi, bình dị với quần chúng nhân dân. Đồng chí đã hết mình phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân đến hơi thở cuối cùng. Đó cũng là điều mà chúng tôi vô cùng cảm phục và là tấm gương để cựu chiến binh nói riêng và nhân dân Cà Mau học tập noi theo".
Tại TP. Đà Nẵng, ngay từ sớm, người dân đã tập trung để theo dõi lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Với tấm lòng thành kính, bà con bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn và sự kính trọng đối với Tổng Bí thư.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần đã để lại niềm tiếc thương vô hạn trong lòng nhân dân.
Trong lịch sử vẻ vang 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành, lớp lớp các thế hệ cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tự hào vì quân đội ta được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu trực tiếp sáng lập, giáo dục, rèn luyện. Và cũng thật đặc biệt khi tên của Người đã được nhân dân đặt cho quân đội với cách gọi vô cùng thân thương và trìu mến "Bộ đội Cụ Hồ".
Chiều 22/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng đã tổ chức hội nghị tổng kết, khen thưởng Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. Trong thời gian diễn ra triển lãm các đơn vị của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông quân đội đã ký kết 16 hợp đồng với tổng giá trị khoảng 286,3 triệu USD.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân được tiếp tục tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024, ngày 22/12, Bộ Quốc phòng đã có văn bản chính thức cho biết triển lãm sẽ kéo dài thời gian phục vụ của một số gian trưng bày đến ngày 23/12 (dự kiến ban đầu triển lãm kết thúc vào ngày 22/12).
“Chân trần, chí thép” là hình ảnh biểu tượng về Quân đội nhân dân Việt Nam đã trở nên nổi tiếng toàn thế giới. Trong buổi đầu lịch sử, đội quân “chân trần” - ý chỉ những khó khăn về vũ khí trang bị khi mới thành lập, nhưng nhờ ý chí như gang như thép, đã liên tiếp đánh bại quân đội của những cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Sau hai ngày với các hoạt động dành riêng cho khách chuyên ngành, ngày 21/12, Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đã mở cửa tự do cho người dân, du khách vào tham quan.
Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, đối mặt với biết bao thử thách, nhất là trước những bước ngoặt của cách mạng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn tỏ rõ bản lĩnh của một đội quân từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu; một lực lượng chính trị đặc biệt, lực lượng chiến đấu tuyệt đối trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân.
0