Nhận diện sách giáo khoa giả
Có mặt tại phòng trưng bày mới thấy nếu không có mẫu vật so sánh, có lẽ không ai dám chắc cuốn sách đang cầm trên tay là thật hay giả. Sách giả không chỉ là chất lượng giấy hay in ấn kém mà còn có thể nguy hiểm hơn rất nhiều.
PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, cho biết: "Dòng 11 trang 72 vở bài tập toán 5, công thức toán bị đánh sai. Sách thật của chúng tôi là dấu = thì sang sách giả thành dấu +. Như vậy một công thức toán đã bị sai lệch. Trong quá trình họ scan hoặc đánh máy lại sách thật của chúng tôi để in sách giả, sai lệch về kiến thức như thế này rất nghiêm trọng. Đặc biệt là đối với những kiến thức như bản đồ, đường biên giới, biển đảo, lãnh thổ… mà màu sắc, kiến thức bị sai thì chúng ta hình dung xem hậu quả lớn thế nào".
Sách và đồ dùng học tập, những vật dụng rất quan trọng cho việc truyền đạt và tiếp nhận kiến thức, chứa đựng bao nhiêu trí tuệ, tâm huyết của tác giả và các nhà xuất bản bị những kẻ không quan tâm đến kiến thức mà chỉ biết đến lợi nhuận tìm mọi cách để sản xuất lậu kiếm tiền. Theo cơ quan chức năng, sự bùng nổ của thương mại điện tử thời gian gần đây cũng đem sách và dụng cụ học tập giả lan xa hơn.
Ông Nguyễn Đức Lê - Phó Cục Trưởng Cục Nghiệp vụ - Tổng Cục Quản lý thị trường, đánh giá: "Khi nhìn trên website không thể biết được đây là thật hay giả, chỉ có cầm trên tay giở cuốn sách đó ra mới biết. Hoặc bản đồ cũng chỉ nhìn được một góc, không thể nhìn hết để biết được bản đồ này có phản ánh đúng không, có vi phạm gì không. Đây là khó khăn thách thức không chỉ với QLTT mà với tất cả các cơ quan chức năng. Trước tình hình đó, Tổng cục QLTT đã có những biện pháp song song việc tiến hành xử lý".
Phòng trưng bày “Nhận diện sách giáo khoa và đồ dùng học tập” chia thành hai khu vực chính, trưng bày gần 100 loại hàng hóa với trên 400 sản phẩm là các loại sách và đồ dùng học tập phổ biến trên thị trường hiện nay. Phần lớn sản phẩm vi phạm được trưng bày do lực lượng QLTT phát hiện, thu giữ khi thực thi công vụ.
Đánh giá về việc trưng bày sách giả, PGS.TS Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, cho rằng: "Không chỉ là những khách đến đây tham quan hiểu được, phân biệt được sách thật sách giả, mà những khán giả, độc giả, thính giả của các cơ quan truyền thông báo chí cũng sẽ nâng cao nhận thức về việc phân biệt sách thật, sách giả".
Từ đầu năm tới nay, hàng trăm nghìn xuất bản phẩm giả mạo bao bì, nhãn hàng hóa đã bị phát hiện. Chỉ khi người đọc ý thức được việc mua và đọc sách thật là hành vi văn hóa và tôn trọng pháp luật, bảo vệ lợi ích chính đáng của mình và cộng đồng, xã hội, thì nạn sách giả, sách lậu mới có thể bị loại bỏ.
Trước thành tích của Công an TP. Hà Nội chủ trì triệt phá nhóm tội phạm lừa đảo xuyên quốc gia, ngày 20/11, Bộ trưởng Lương Tam Quang đã gửi thư khen Công an TP Hà Nội.
Thời gian qua, mặc dù đã được cơ quan chức năng cảnh báo rất nhiều nhưng tình trạng lừa đảo qua mạng vẫn liên tiếp xảy ra. Đáng chú ý, “con mồi” mà các đối tượng hướng đến thường là những người lớn tuổi.
Lực lượng Cảnh sát hình sự Công an quận Đống Đa vừa bóc gỡ đường dây chuyên làm giả "thẻ ngành" công an, quân đội để lừa đảo chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ngày 20/11 cho biết đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Vũ Huy Nguyên (SN 1989), trú tại xã Tân Khánh (huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) để điều tra về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Công an huyện Ba Vì (Hà Nội) cho biết, thời gian gần đây, trên tuyến đường lên Vườn Quốc gia Ba Vì xảy ra tình trạng một số nhóm du khách là thanh, thiếu niên, học sinh vi phạm luật giao thông, điều khiển xe máy lạng lách, đánh võng, bốc đầu, không đội mũ bảo hiểm, đi quá tốc độ.
Thống kê của Bộ NN&PTNT cho thấy, 11 tháng qua, cả nước ghi nhận 9 cơn bão, 232 trận mưa lớn, ngập úng, lũ, lũ quét, sạt lở đất; nhiều trận dông lốc, động đất và gió mạnh, sóng lớn trên biển làm 513 người chết và mất tích; tổng thiệt hại kinh tế ước tính hơn 84 nghìn 900 tỷ đồng.
0