Nhận thức cần đi kèm hành động trong đổi mới giáo dục
Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, tới các tỉnh, thành phố. Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà chủ trì tại điểm cầu UBND thành phố Hà Nội.
Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho thấy, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, giáo dục và đào tạo nước ta đã có những đổi mới và chuyển biến tích cực. Hệ thống giáo dục quốc dân cơ bản được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức đào tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập của người dân. Chương trình Giáo dục phổ thông mới chuyển từ truyền thụ kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực học sinh, bước đầu tạo nên sự chủ động, sáng tạo cho giáo viên, học sinh và nhà trường. Đổi mới thi, kiểm tra, đánh giá, ngày càng thực chất và hiệu quả hơn, cơ bản khắc phục tình trạng học lệch, học tủ và giảm áp lực, tốn kém cho xã hội.
Tại Hà Nội, 10 năm qua, thành phố đã tập trung thực hiện các giải pháp về phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục. Đặc biệt, đã xây dựng và hoàn thiện một số cơ chế, chính sách đãi ngộ giáo viên, triển khai mô hình "Trường giúp trường, giáo viên giúp giáo viên", cũng là điểm nhấn ấn tượng của giáo dục Thủ đô, góp phần thu hẹp khoảng cách về chất lượng đội ngũ giữa các trường khu vực nội thành và ngoại thành…
Phát biểu kết luận hội nghị, Bộ trưởng Bộ Giáo và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn khẳng định, để có được những đổi mới của ngành, Nghị quyết 29 của Trung ương Đảng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là Nghị quyết mang tính khoa học, thể hiện tầm nhìn xa rộng và những quyết sách mạnh mẽ của Trung ương Đảng, cho sự phát triển bền vững và lâu dài của đất nước. Cho tới thời điểm này, nhiều nội dung quan trọng vẫn đang là quyết sách mang tính chiến lược. Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh ba vấn đề chính để tiếp tục thực hiện hiệu quả Nghị quyết 29.
Tới đây, cùng với việc tiếp tục tiếp thu các ý kiến cho dự thảo Đề án tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29, thì nhận thức, thể chế và nguồn lực cũng sẽ là ba vấn đề chính Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ đề xuất với Bộ Chính trị các nhiệm vụ, giải pháp để tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn mới của đất nước./.
Thành đoàn, Hội Sinh viên thành phố Hà Nội vừa tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi "Bệ phóng khởi nghiệp lần thứ II", năm 2024. Cuộc thi quy tụ gần 50 dự án xuất sắc, đoạt giải cao trong các cuộc thi khởi nghiệp, từ 17 trường đại học, cao đẳng tại thành phố.
Thông tư 23 năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về tiêu chuẩn cơ sở vật chất các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đã có điều chỉnh về quy mô các nhóm lớp với cấp học mầm non.
Ngày 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT về quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT) từ năm 2025, để có hành lang pháp lý cho việc tổ chức kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước, cũng như phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng.
Để giúp doanh nghiệp tìm kiếm, đào tạo nhân tài từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Trường Công nghệ - Đại học Kinh tế Quốc dân đã tổ chức Ngày hội Kết nối doanh nghiệp - sinh viên trường Công nghệ 2024, tạo cơ hội cho sinh viên vừa học vừa làm để tích lũy kinh nghiệm.
Thông tin về Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp trung học phổ thông năm học 2024-2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết, cả nước có 6.482 thí sinh dự thi, tăng 663 thí sinh so với năm học 2023-2024.
Sáng 23/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ khai mạc cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố dành cho học sinh trung học năm học 2024 - 2025.
0