Nhận thức về sở hữu trí tuệ còn hạn chế

Sở hữu trí tuệ có vai trò quan trọng đối với hoạt động nghiên cứu khoa học, đặc biệt thúc đẩy quá trình thương mại hóa sản phẩm. Tại Việt Nam, mặc dù hoạt động này ngày càng được quan tâm, song vẫn còn không ít khó khăn mà cả doanh nghiệp và nhà khoa học phải nỗ lực vượt qua.

Tại Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, bảo vệ tài sản trí tuệ bao gồm kết quả của các đề tài nghiên cứu khoa học, nhãn hiệu hàng hóa là một trong những khâu quan trọng. Ngay khi doanh nghiệp nghiên cứu tiền lâm sàng cho một sản phẩm, doanh nghiệp đã nhanh chóng nộp đơn bảo hộ sở hữu trí tuệ nhằm bảo vệ chất xám của doanh nghiệp. Sở hữu trí tuệ đã giúp gia tăng giá trị cạnh tranh của doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế.

Chị Nguyễn Thị Hồng Vân, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sao Thái Dương, cho biết: “nếu như được bảo hộ, đây sẽ là động lực để doanh nghiệp tiếp tục đầu tư vào hoạt động đưa ra những sản phẩm mới tốt hơn. Nếu không thì sẽ không thể tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm”.

Sở hữu trí tuệ đã giúp gia tăng giá trị cạnh tranh của doanh nghiệp cả trong nước và quốc tế.

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm bảo đảm cho người sáng tạo có thể khai thác giá trị kinh tế từ các sản phẩm sáng tạo của mình, bù đắp công sức sáng tạo, đồng thời công bố sản phẩm trí tuệ cho toàn xã hội biết để chia sẻ, tiết kiệm chi phí nghiên cứu. Tại Việt Nam, hiện hệ thống quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này ngày càng được hoàn thiện, tạo điều kiện quan trọng để các nhà khoa học, doanh nghiệp, các đơn vị nghiên cứu triển khai các hoạt động bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Điều này được thể hiện qua số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ tăng qua các năm. Tuy nhiên vẫn còn không ít khó khăn thách thức, trong đó có hạn chế về nhận thức tầm quan trọng của sở hữu trí tuệ đối với hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, phát triển và ứng dụng sản phẩm.

Sở hữu trí tuệ ngày càng quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế, tác động tới tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Chính vì vậy, việc tăng cường nhận thức đối với hoạt động này là rất cần thiết.

Nhiều doanh nghiệp và nhà khoa học cho rằng, cần đầu tư cho nhân lực, trang thiết bị mới có thể giải quyết được các khó khăn trong đăng ký xác lập quyền sở hữu trí tuệ hiện nay.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sáng nay (22/12), tuyến đường sắt đô thị đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh, Metro Bến Thành - Suối Tiên chính thức được đưa vào khai thác thương mại.

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về hoạt động đào tạo và sát hạch lái xe, cùng với đề xuất sửa đổi quy định về sân tập lái xe.

Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký Công văn số 4291/UBND-ĐT về việc nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông. Trong đó, đặc biệt xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật về giao thông.

Ngày 22/12, tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) đã chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu cột mốc lịch sử trong hành trình phát triển giao thông đô thị của TP.HCM, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân và phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Sở GTVT Hà Nội ra thông báo cấm tất cả các phương tiện và người tham gia giao thông lưu thông trên tuyến đường Văn Khê (trước tòa nhà V3 Victoria Văn Phú) trong khung giờ từ 23h00 ngày 22/12/2024 đến 3h00 ngày 23/12/2024, để phục vụ thi công cầu vượt cho người đi bộ (quận Hà Đông, TP Hà Nội).

Cầu Phong Châu mới trên Quốc lộ 32C, tỉnh Phú Thọ đã chính thức triển khai thi công theo lệnh khẩn cấp, yêu cầu hoàn thành xây dựng và đưa công trình vào khai thác trong năm 2025 nhằm nhanh chóng giải quyết tình trạng đứt gãy giao thông.