Nhật Bản cấp phép thuốc trị COVID-19 nội địa dạng uống

Tối 22/11, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã chính thức cho phép lưu hành thuốc điều trị COVID-19 dạng uống đầu tiên do nước này tự nghiên cứu và sản xuất.

Thuốc uống trị COVID-19 Xocova. (Ảnh: Shionogi & Co)

Loại thuốc dạng uống này có tên là Xocova, do công ty dược phẩm Shionogi phát triển, dùng để điều trị cho các bệnh nhân mắc COVID-19 thể nhẹ.

Xocova có tác dụng làm giảm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, ngăn ngừa tình trạng trở nên nặng hơn và rút ngắn thời gian bị các triệu chứng như sốt, đau họng, sổ mũi, đau đầu…

Quyết định trên được Bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản Katsunobu Kato thông báo ngay sau khi cuộc họp các chuyên gia của bộ này xác nhận hiệu quả của thuốc Xocova đối với các triệu chứng của bệnh nhân mắc COVID-19 như sốt, đau đầu... Ngay sau đó, bộ trên đã ký hợp đồng mua của Shionogi 1 triệu liều để cung cấp cho các cơ sở y tế trong cả nước từ đầu tháng 12 tới.

Phát biểu tại cuộc họp báo tối 22/11, đại diện của Shionogi cho biết Xocova sẽ cung cấp thêm một lựa chọn cho các cơ sở điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 thể nhẹ, trước mắt là tại Nhật Bản, sau đó sẽ mở rộng ra các quốc gia khác nếu có nhu cầu đặt hàng.

Xocova là thuốc điều trị COVID-19 dạng uống đầu tiên do Nhật Bản bào chế, có tác dụng làm giảm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, ngăn ngừa tình trạng trở nên nặng hơn và rút ngắn thời gian bị các triệu chứng như sốt, đau họng, sổ mũi, đau đầu… Đối tượng chỉ định sử dụng là người trên 12 tuổi với liều dùng trong 5 ngày.

Đây là loại thuốc đầu tiên được cấp phép theo chương trình phê duyệt khẩn cấp được thành lập vào tháng 5 năm nay của Chính phủ Nhật Bản và phải mất 2 năm 8 tháng kể từ khi khởi động đến khi được chính thức cho phép lưu hành.

Trước đó, vào tháng 7 vừa qua, hội đồng các chuyên gia của Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã hoãn cấp phép khẩn cấp cho loại thuốc này sau khi công ty Shionogi không thể chứng minh rõ ràng tính hiệu quả của thuốc trong các thử nghiệm lâm sàng vào giai đoạn giữa.

Tuy nhiên, lần này kết quả phân tích về 5 triệu chứng đặc trưng của chủng Omicron gồm sổ mũi, đau họng, ho, sốt và mệt mỏi trong giai đoạn cuối của thử nghiệm cho thấy loại thuốc này rút ngắn các triệu chứng từ 8 ngày xuống còn 7 ngày.

Quá trình thử nghiệm giai đoạn cuối đã được tiến hành ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, thuốc được sử dụng mỗi ngày 1 lần trong 5 ngày cho những bệnh nhân có triệu chứng COVID-19 nhẹ hoặc trung bình.

Việc cấp phép lưu hành thuốc uống điều trị COVID-19 lần này được xem là quyết định kịp thời của Bộ Y tế Lao động và Phúc lợi Nhật Bản trong bối cảnh nước này đang phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 8 với số ca mắc COVID-19 mới liên tục tăng.

Theo thống kê, trong ngày 22/11, Nhật Bản ghi nhận 121.460 ca mắc mới COVID-19, trong đó 3 tỉnh Hokkaido, Iwate và Yamagata có số lượng ca mắc mới cao nhất từ trước đến nay. Số ca bệnh nặng cũng tăng thêm 4 ca so với trước đó 1 ngày, lên 263 ca, trong khi 144 ca tử vong được ghi nhận trong cùng ngày./.

 

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
Từ khóa:
user image
user image
User
Ý KIẾN

"Huyết áp trên 140/90, đừng “lười” hỏi bác sĩ" - đó là thông điệp được đưa ra tại lễ phát động chương trình Tháng 5 kiểm soát huyết áp, sinh hoạt khoa học, những cập nhật quan trọng về tăng huyết áp do Bệnh viện Đa khoa Đức Giang vừa tổ chức.

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã phê duyệt các vaccine ngừa sốt xuất huyết, zona thần kinh và phế cầu 23 từ ngày 15/5.

Bộ Y tế vừa có Công văn số 2461gửi các sở y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur về hướng dẫn tiêm vaccine Covid-19.

Ngày 15/5, thông tin từ Sở Y tế Vĩnh Phúc cho biết, sức khoẻ của các công nhân Công ty trách nhiệm hữu hạn Shinwon Ebenezer Việt Nam nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm đã cơ bản ổn định, không có bệnh nhân nặng. Tình hình vẫn trong tầm kiểm soát của ngành y tế địa phương.

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện về tăng cường quản lý thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng, trong đó, chỉ đạo Bộ Y tế nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý.

Từ năm nay, Bộ Y tế sẽ tiến hành mua vaccine cho các đối tượng trong chương trình tiêm chủng mở rộng và phân bổ cho các tỉnh, thành phố theo nhu cầu.