Nhật Bản chi gần 37 tỷ USD hỗ trợ đồng Yên
Trong tháng 7 vừa qua, giá yên liên tục đi xuống so với đôla Mỹ, có thời điểm chạm đáy 38 năm khi 161,9 yên đổi một USD. Giới chức Nhật Bản nhiều lần lên tiếng cảnh báo sẽ can thiệp để ngăn biến động quá đà.
Trong bối cảnh đồng tiền yếu, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) đã tăng lãi suất chuẩn lên từ 0-0,1% lên 0,25%, mức lãi suất cao nhất tính đến hiện tại của Ngân hàng Nhật Bản kể từ năm 2008.
Sau quyết định tăng lãi suất, BOJ còn để ngỏ khả năng sẽ nâng lãi suất trong tương lai. Ngoài ra, BOJ cũng công bố kế hoạch từ nay đến quý 1/2026 giảm một nửa lượng mua vào trái phiếu kho bạc Mỹ, từ mức 6 nghìn tỷ yên xuống còn 3 nghìn tỷ yên mỗi tháng.
Sau khi các nhà chức trách can thiệp thị trường, đà hồi phục của đồng yên được đẩy mạnh. Một số chuyên gia dự báo đà tăng này có thể đưa tỷ giá đồng yên lên mức 140 yên đổi 1 USD vào cuối năm nay và 125 yên đổi 1 USD vào cuối năm 2025.
Dữ liệu của Cơ quan thống kê liên bang Rosstat cho thấy lạm phát ở Nga trong tháng 11 lên tới 1,43%, gần gấp đôi mức tháng 10.
Số người tiêu dùng tại Eurozone sở hữu tiền điện tử đã tăng hơn gấp đôi trong hai năm qua, với phần lớn người sử dụng loại tiền này như một kênh đầu tư.
Trong báo cáo "Hướng tới 2025", VinaCapital nhận định xuất khẩu của Việt Nam sẽ chậm lại trong năm tới và tăng trưởng nước ta sẽ phụ thuộc các yếu tố bên trong như tiêu dùng, đầu tư công.
Để ngăn chặn “sốt” hàng và giữ giá ổn định dịp cuối năm, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa lớn phục vụ Tết Nguyên đán 2025.
Tại công điện mới ban hành, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân sách, quản chặt thu - chi.
Với mục tiêu đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối giao thương, góp phần kích cầu tiêu dùng, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch thành phố Hà Nội (HPA) sẽ tổ chức chương trình "Tháng khuyến mại Hà Nội năm 2024".
0